Trọng tài quốc tế bác bỏ yêu cầu khởi kiện Chính phủ Việt Nam

Một góc dự án South Fork. Ảnh nguồn Internet
Một góc dự án South Fork. Ảnh nguồn Internet
(PLO) - Hôm qua (4/3), Bộ Tư pháp đã có thông cáo báo chí về việc Trọng tài quốc tế bác bỏ toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Michael McKenzie (công dân Hoa Kỳ) đối với Chính phủ Việt Nam về dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Theo đó, ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie (công dân Hoa Kỳ) đã khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký ngày 13/7/2000. 
Cụ thể, căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cấp ngày 4/11/2004, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ thực hiện việc giao khu đất tại huyện Bắc Bình cho Cty South Fork (là DN có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam) để xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận không thực hiện việc giao đất mà lại cấp giấy phép cho một công ty khác tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản trong một phần của khu đất dự kiến giao cho dự án South Fork mà ông không được biết đến. 
Ông Michael McKenzie cho rằng sai phạm của UBND tỉnh Bình Thuận dẫn đến việc Chính phủ Việt Nam vi phạm cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cụ thể là đã tước đoạt bất hợp pháp khoản đầu tư, vi phạm các tiêu chuẩn đối xử công bằng, thỏa đáng và quy định về minh bạch tại Hiệp định. Ông yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải bồi thường các thiệt hại do những hành vi vi phạm nói trên. 
Trong quá trình giải quyết vụ việc, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi và giải thích với ông McKenzie về các quyền và nghĩa vụ của ông và Công ty South Fork theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng ông McKenzie không chấp nhận. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp làm đại diện pháp lý cho Chính phủ, phối hợp với Bộ ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh Bình Thuận tham gia giải quyết vụ kiện tại Trọng tài quốc tế.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan hữu quan và Cty Luật quốc tế Hogal Lovells chủ động, tích cực nghiên cứu, thu thập chứng cứ, xây dựng phương án tranh tụng để phản bác lại các cáo buộc không có cơ sở của ông McKenzie, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Tháng 7/2013, Hội đồng Trọng tài quốc tế đã tổ chức phiên họp giải quyết vụ tranh chấp tại Hồng Kông. Trong lập luận của mình, đại diện Việt Nam thể hiện quan điểm: Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền xem xét bất kỳ yêu cầu khởi kiện nào của ông McKenzie do ông McKenzie đã thiếu trung thực, thiếu thiện chí ngay từ khi làm thủ tục xin phép đầu tư tại Việt Nam, khoản đầu tư của ông McKenzie không được bảo hộ theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; các yêu cầu khởi kiện của ông là không có cơ sở; các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật và không vi phạm bất kỳ quy định nào của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 
Sau 5 tháng kể từ khi kết thúc phiên họp giải quyết vụ tranh chấp tại Hồng Kông, tháng 12/2013, Hội đồng Trọng tài đã ra phán quyết chấp nhận các lập luận của Việt Nam, khẳng định Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền xét xử vụ kiện này; bác bỏ tất cả các yêu cầu khởi kiện của ông McKenzie; buộc ông McKenzie phải thanh toán toàn bộ các chi phí mà Việt Nam phải chịu khi tham gia vụ kiện, trong đó có các chi phí của Hội đồng Trọng tài, chi phí thuê luật sư quốc tế và tham gia phiên họp giải quyết vụ việc tại Hồng Kông. 
Đây là vụ kiện đầu tư quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia. Phán quyết của Hội đồng Trọng tài quốc tế về vụ kiện đã phản ánh trung thực, khách quan những gì mà Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua; là thông điệp đối với cộng đồng quốc tế về chính sách rõ ràng và nhất quán của Việt Nam là luôn chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư, kinh doanh một cách hợp pháp tại Việt Nam theo pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 
Các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam sẵn sàng thảo luận với nhà đầu tư để cùng giải quyết những khó khăn, vướng mắc hay những bất đồng, tranh chấp có thể xảy ra. Việt Nam mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài khi chọn đầu tư tại Việt Nam hiểu đúng thiện chí của Chính phủ Việt Nam để cùng hợp tác, làm ăn lâu dài, ổn định vì mục tiêu tốt đẹp. Việt Nam không chấp nhận các đòi hỏi, yêu cầu hay khiếu kiện vô căn cứ của nhà đầu tư và sẵn sàng tham gia xử lý những vấn đề pháp lý, tranh tụng quốc tế để bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của quốc gia.
Để tăng cường năng lực, hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, ngày 14/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Quy chế quy định cụ thể về cơ chế và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có vai trò quan trọng của Bộ Tư pháp khi tham gia giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế tại cơ quan tài phán quốc tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Chính phủ, cơ quan nhà nước Việt Nam.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.