Ý nghĩa phát quyết của tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines và lưu ý với Việt Nam

Tòa trọng tài bác bỏ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc
Tòa trọng tài bác bỏ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc
(PLO) -Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài đã hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành phán quyết cuối cùng đối với vụ kiện giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là 'Philippines' và 'Trung Quốc') đối với các tranh chấp ở Biển Đông. Trong số 15 đệ trình chi tiết của Philippines, Tòa đã đưa ra phán quyết đối với 3 nhóm vấn đề quan trọng, bao gồm: i) "Đường 9 đoạn" và yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc, ii) Quy chế các cấu trúc tại Biển Đông, iii) Các hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông…

Thạc sĩ Bạch Thị Nhã Nam 

(Giảng viên Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh)

-Nội dung thứ nhất của phán quyết liên quan đến "đường 9 đoạn" và yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc trên các vùng biển thuộc Biển Đông. Đây được xem là nội dung quan trọng nhất trong phán quyết này, vì dường như “đường 9 đoạn” của Trung Quốc vẽ ra đã chiếm trọn Biển Đông và gây ra nhiều phản đối, bất đồng không chỉ của các quốc gia trong tranh chấp, mà các quốc gia có lợi ích liên quan trong khu vực.

Trong phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã phủ nhận giá trị của "đường 9 đoạn" và khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý đối với tuyên bố quyền lịch sử Trung Quốc đối với các tài nguyên ở Biển Đông bên ngoài giới hạn của các vùng biển mà Trung Quốc được hưởng theo Công ước.

Yêu sách về quyền lịch sử mà Trung Quốc đưa ra đối với các tài nguyên ở Biển Đông trong khu vực “đường 9 đoạn” được coi là lỗi thời, và khái niệm quyền lịch sử đã bị các quốc gia đồng ý xóa bỏ khi Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển ra đời. 

Tòa cũng phân tích rằng yêu sách về quyền lịch sử có thể có hiệu lực ở chừng mực mà các quyền lợi của quốc gia nêu ra trong yêu sách này phù hợp với hệ thống các vùng biển theo quy định của Công ước. Thế nên, Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở để yêu sách quyền lịch sử đối với các tài nguyên ở Biển Đông nằm hoàn toàn bên ngoài giới hạn của các vùng biển mà Trung Quốc được hưởng theo Công ước.

Ý nghĩa quan trọng của phán quyết này là sự khẳng định tính phi lý của yêu sách “đường 9 đoạn”, và bác bỏ hoàn toàn giá trị của “đường 9 đoạn”. Đây là phán quyết cũng có lợi đối với Việt Nam do Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ yêu sách đường 9 đoạn này khi nó lấn sâu vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được hưởng theo Công ước. 

-Nội dung thứ hai liên quan đến quy chế pháp lý của các cấu trúc ở Biển Đông.

Mục đích của Philippines là đề nghị tòa xác định quy chế pháp lý cho các cấu trúc này nhằm kết luận về phạm vi vùng biển mà các cấu trúc này được hưởng. Kết luận quan trọng của Tòa là không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng, cụ thể các cấu trúc ở Trường Sa đều không thể được hưởng vùng đặc quyền kinh tế, hay thềm lục địa.

Phán quyết này ngăn ngừa việc các cấu trúc không lớn ở Biển Đông có thể tạo ra các vùng biển lớn, mà điều này có thể xâm phạm vào vùng biển của các quốc gia khác. Vì vậy, phán quyết thực tế đã góp phần ngăn Trung Quốc mở rộng quyền tài phán với việc hình thành vùng đặc quyền kinh tế tính từ các cấu trúc do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông.

Đồng thời, phán quyết cũng bác bỏ ý định Trung Quốc sử dụng việc đang kiểm soát những cấu trúc này để củng cố tuyên bố “đường 9 đoạn” mập mờ mở rộng các vùng biển mà Trung Quốc có thể yêu sách là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các cấu trúc. 

Đối với Việt Nam với các lợi ích có thể liên quan, trong số các cấu trúc được Tòa xem xét quy chế pháp lý, cần lưu ý đến 7 cấu trúc ở quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang có tranh chấp với Trung Quốc. Phán quyết của Tòa đã làm rõ được sự tranh cãi trước đây về bản chất của các thực thể này là đảo, đá, hay bãi đá ngầm (bãi nửa nổi, nửa chìm). 

Cụ thể,  Tòa cho rằng đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Gạc Ma, và đá Gaven là đá trong khi đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn, và đá Subi là các bãi đá ngầm, chìm dưới nước khi thủy triều lên cao.

Như vậy đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Subi chỉ được hưởng vùng an toàn 500m quanh đảo, trong khi các thực thể còn lại có thể được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý bao quanh. Rõ ràng các kết luận trên đã làm rõ những thực thể này chỉ có thể là đá và chúng không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa rộng tới 200 hải lý.

Việc Trung Quốc cố tình triển khai xây dựng và cải tạo 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa nhằm biến đổi bản chất pháp lý của các cấu trúc trên đã hoàn toàn không được Tòa án công nhận, nên hoạt động này của Trung Quốc về mặt pháp lý sẽ không giúp Trung Quốc mở rộng vùng biển tranh chấp, dù có sự chiếm đóng thực tế đối với các cấu trúc này.

Về mặt pháp lý, bản chất của vụ kiện của Philippines và Trung Quốc không phải là vụ kiện về các vấn đề chủ quyền, vậy nên vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với các đảo ở Trường Sa tất nhiên là chưa được giải quyết, tuy nhiên phán quyết này có giá trị thu hẹp vùng biển tranh chấp giữa các bên trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.

-Nội dung thứ 3 là Tòa án tuyên bố một số hành vi của Trung Quốc là trái pháp luật.

 Cụ thể, các hành động động mà Trung Quốc đã tiến hành với Philippines là trái phép khi các hành động này diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines như: can thiệp trái phép vào việc thăm dò dầu khí của Philippines tại bãi Cỏ Rong, cấm các tàu Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, không ngăn cản các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây, và xây dựng các công trình và đảo nhân tạo tại Vành Khăn mà không được sự đồng ý của Philippines.

Do vậy Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này.

Đối với Việt Nam, trên cơ sở kết luận của Tòa ở vụ kiện này đã xác định hành động nào của Trung Quốc là vi phạm, Việt Nam sẽ tiến hành xem xét đối với các hành vi vi phạm mà Trung Quốc đã thực hiện tương tự với Việt Nam. 

Dù có tiến hành khởi kiện ra Tòa trọng tài hay không, thì đây hoàn toàn là cơ sở pháp lý vững chắc để Việt Nam lên án, phản bác những hành động mà Trung Quốc vi phạm trên vùng biển của Việt Nam. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm phạm trong các khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam như ngăn cản và tấn công các tàu đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam...

Tóm lại, phán quyết này có một ý nghĩa lịch sử to lớn khi mà lần đầu tiên tại một thiết chế Tòa án quốc tế, Tòa đã bác bỏ những cơ sở mà Trung Quốc luôn dựa vào để đưa ra các lập luận và hành động ở Biển Đông từ trước đến nay.

Phán quyết không chỉ giải quyết vấn đề cho riêng Philippines là bên nguyên đơn, mà liên quan đến toàn bộ cuộc tranh chấp ở Biển Đông, tạo ra tiền đề thuận lợi cho các nước nhỏ như Việt Nam về cơ hội sử dụng cơ quan trọng tài quốc tế để phân xử tranh chấp.

Điểm có lợi nhất cho cuộc đấu tranh chung ở Biển Đông chính là tòa đã bác bỏ các quyền lịch sử và giá trị “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc yêu sách.

Mặc dù động thái hiện tại của Trung Quốc đối với phán quyết của Tòa là kiên quyết không thừa nhận và chắc chắn sẽ không thực thi phán quyết. Trong một chừng mực nhất định, phán quyết cuối cùng này của Tòa có giá trị quan trọng về mặt quy tắc và tinh thần trong cộng đồng quốc tế và cung cấp cơ sở pháp lý cho các bên liên quan trong tranh chấp.

Đồng thời, nó sẽ có tác động chính trị quan trọng tới cơ chế giải quyết tranh chấp của Luật Biển, đối với bản thân Luật Biển và cả việc thực thi phán quyết của Tòa án, mối quan hệ giữa các bên tranh chấp trong vấn đề Biển Đông.

Việc đấu tranh bằng con đường ngoại giao pháp lý là nỗ lực bền bỉ mà các nước nhỏ như Việt Nam cần theo đuổi trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, hay tranh chấp trên các vùng biển. Đứng trước pháp luật, công lý, các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều có vị thế bình đẳng lẫn nhau.

Vì vậy, Việt Nam cần vận dụng linh hoạt tất cả các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, đặc biệt tận dụng thế mạnh pháp lý và nghiên cứu kĩ lưỡng phán quyết mang tính tiền lệ giữa Philippines và Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của mình tại Biển Đông./.

Tin cùng chuyên mục

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Đọc thêm

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.