Việt Nam luôn chào đón doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế

Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn.
Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn.
(PLVN) - Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Kinh doanh ASEAN 2020 ngày 25/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam với môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, thông thoáng luôn chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Diễn đàn Kinh doanh ASEAN 2020 do Ngân hàng Standard Chartered và hãng Reuters tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề “Khai phá tiềm năng ASEAN” tại 22 điểm cầu trực tuyến và phát trên các mạng truyền thông quốc tế.

Diễn ra trong 3 ngày, từ 25-27/8, Diễn đàn thu hút sự tham gia của lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp và tổ chức đến từ châu Á, Trung Đông, châu Âu và Mỹ vào các phiên thảo luận về những xu hướng đang nổi có thể định hình tương lai của khu vực. 

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020, chiều 25/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu khai mạc tại phiên đầu tiên với chủ đề “Khai phá cơ hội tăng trưởng từ trong và sau dịch Covid-19”. Thủ tướng nêu rõ, thế giới và ASEAN đang chứng kiến sự bùng phát và tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.

Nền kinh tế ASEAN đang phải đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế nặng nề. Thủ tướng bày tỏ sự thấu hiểu và chia sẻ với các doanh nghiệp ASEAN và quốc tế do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị đình trệ, đe dọa sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp và việc làm của hàng chục triệu người lao động trong bối cảnh khó khăn chồng chất như hiện nay. 

Theo Thủ tướng, trước những trở ngại to lớn, chưa có tiền lệ này, Cộng đồng ASEAN đã tự tin thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ, sự nỗ lực và tinh thần tự cường, đồng thời chủ động hợp tác với các đối tác thông qua triển khai các nghị quyết họp cấp Bộ trưởng kinh tế với Mỹ, Australia, Liên minh châu Âu (EU) và các Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN và ASEAN +3 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc họp tại Hà Nội, tháng 4/2020.

Thủ tướng khẳng định, đến nay, ASEAN, với quy mô GDP gần 3.000 tỷ USD, dân số trên 630 triệu người, thu nhập ngày càng tăng, là thị trường đủ lớn cho các tham vọng kinh doanh của nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu. Việt Nam đã gia nhập ASEAN 25 năm trước và đó cũng là mở đầu tốt lành cho quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đến nay đã ký 13 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả những hiệp định lớn như CPTPP (năm 2019), EVFTA (2020).

Thủ tướng nhấn mạnh, môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ngày càng thuận lợi thông thoáng. Việt Nam hiện có hơn 32.000 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn hơn 380 tỷ USD từ 140 quốc gia, đối tác. Việt Nam luôn chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Từ Diễn đàn lần này hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025 và 2030, Thủ tướng chia sẻ những quyết sách hợp tác kinh tế mạnh mẽ của ASEAN. Theo đó, trước tiên, các nước ASEAN tiếp tục đoàn kết, thống nhất, giữ vững ổn định, khẳng định và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác kinh tế khu vực và ưu tiên hợp tác với các quốc gia đối tác và các doanh nghiệp quốc tế. 

Theo người đứng đầu Chính phủ, trong khi một số diễn đàn đa phương, như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang gặp khó khăn, thì Cộng đồng Kinh tế ASEAN có thể là “chốn bình an” để cùng nhau hợp tác. Thứ hai, ASEAN đề cao thượng tôn pháp luật, xây dựng các khuôn khổ hợp tác mang tính ổn định, bền vững, đặc biệt là cho phát triển nền kinh tế số. ASEAN có đủ sức cạnh tranh thu hút sự dịch chuyển của các chuỗi cung ứng tại khu vực.

Thứ ba, ASEAN đang nỗ lực đầu tư hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng cứng (đường bộ, cảng biển, sân bay, năng lượng, viễn thông…) và hạ tầng mềm (hoàn thiện pháp luật, cải cách thủ tục hành chính…), trong đó chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Thứ tư, ASEAN phấn đấu thu hẹp khoảng cách phát triển, thực sự lấy người dân làm trung tâm, lợi ích cộng đồng làm cơ sở.

Mở rộng hợp tác trong Tiểu vùng Mekong - nơi có rất nhiều tiềm năng chờ đón các luồng vốn đầu tư kinh doanh. Cuối cùng, ASEAN coi trọng đồng hành giữa doanh nghiệp và Chính phủ. Chính phủ chắp cánh cho doanh nghiệp vươn tới và doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp phát triển, hỗ trợ Chính phủ hoàn thiện về quản trị, phục vụ. 

Thủ tướng khẳng định, những sáng kiến, khuyến nghị tại Diễn đàn lần này sẽ được trân trọng lắng nghe và tiếp thu. “ASEAN và Việt Nam chào đón các bạn doanh nghiệp, hãy đến và cùng chúng tôi hành động và thành công”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân

Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân
(PLVN) -  Chỉ trong một thời gian rất ngắn, cùng với việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, ngành Công an đã khiến người dân cả nước khâm phục, kinh ngạc vì vừa thần tốc tinh gọn bộ máy, thậm chí bỏ một cấp là công an huyện; vừa chuẩn bị tiếp nhận thêm một khối lượng công việc rất lớn.

Quốc hội 'chốt' đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua nhiều quyết sách quan trọng. (Ảnh trong bài: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ngày 19/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nhiều quyết sách mới phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách… và bế mạc Kỳ họp sau 6,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, đổi mới, khoa học, trách nhiệm cao.

Nhà khoa học được miễn trừ trách nhiệm dân sự nếu gây thiệt hại khi nghiên cứu

Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự khi gây ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước khi đã thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định liên quan trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 có ý nghĩa rất quan trọng trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên bế mạc.
(PLVN) - Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình xây dựng pháp luật, có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước.

Hai ông Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Quang cảnh phiên làm việc chiều 18/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra chiều 18/2, với 448/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với hai ông Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng.

Xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Việt Nam không bắt đầu từ con số 0

Các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 17/2, thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù và kiến nghị nhiều giải pháp để bảo đảm thực hiện thành công dự án.

Bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội vừa được Quốc hội thông qua đã bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành; bảo đảm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học

Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường sáng 17/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân quyết định việc đầu tư, quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi xảy ra thất thoát, lãng phí mà không có nguyên nhân từ tham nhũng, tiêu cực.

Hôm nay - 17/2: Quốc hội thảo luận về cơ cấu tổ chức và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ khóa XV

Một phiên làm việc của Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, hôm nay - 17/2, Quốc hội sẽ nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; sau đó, thảo luận tại Đoàn về các nội dung trên.