Ưu tiên bảo vệ, thúc đẩy quyền con người giữa đại dịch

Nhiều hoạt động hỗ trợ kịp thời đã giúp người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19. (Ảnh minh họa)
Nhiều hoạt động hỗ trợ kịp thời đã giúp người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh dịch Covid-19” được Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 15/12.

Ưu tiên bảo vệ, hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương 

Tại Hội thảo, ông Phạm Quang Hiệu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định, hiện nay tại Việt Nam, dịch Covid-19 về cơ bản đã được kiểm soát tốt, hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm trong cộng đồng. Việt Nam đã tiến vào trạng thái “bình thường mới”, khi người dân có thể quay trở lại sinh hoạt thường nhật, không bị hạn chế. 

Tuy nhiên, ông Phạm Quang Hiệu chia sẻ, Việt Nam cũng đang phải hứng chịu những tổn thất nặng nề trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm 2016-2020 ước đạt khoảng 5,9%, giảm 0,9% so với giai đoạn 2016-2019; trong đó tốc độ tăng trưởng GDP trong nửa đầu năm 2020 chỉ đạt 1,8%, là mức thấp nhất trong ba thập kỷ qua.

Ngành du lịch và nhiều ngành dịch vụ khác như giao thông vận tải, hàng không, khách sạn, ăn uống, giải trí… bị tác động nghiêm trọng. Ngoài ra, tính đến tháng 9/2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực như bị mất việc, phải nghỉ, giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…

Cũng theo ông Hiệu, điểm lại những thách thức hết sức to lớn do dịch Covid-19 gây ra cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong vòng một năm qua, dẫn đến việc thụ hưởng các quyền con người cơ bản bị tác động mạnh, nhất là quyền sống, được bảo đảm sức khỏe.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng, minh bạch đưa ra các chính sách, biện pháp hiệu quả với ưu tiên hàng đầu là kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người, trong đó có các khuyến nghị Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) mà Việt Nam đã chấp thuận.

Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ, hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương bởi đại dịch, bao gồm người nghèo, người khuyết tật, người già, người lao động mất việc làm, không có thu nhập hoặc bị giảm thu nhập…

Đồng thời, Chính phủ Việt Nam có những sáng kiến nhằm thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác quốc tế trong ứng phó với dịch Covid-19, trong đó đáng chú ý là việc đề xuất chọn ngày 27/12 hàng năm là Ngày thế giới sẵn sàng chống dịch bệnh nhằm nâng cao nhận thức cũng như tăng cường hợp tác, phối hợp trong phòng, chống dịch bệnh.

Đề xuất nêu trên của Việt Nam đã được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua bằng đồng thuận ngày 7/12, với 107 nước đồng bảo trợ.

Các gói hỗ trợ kịp thời, hiệu quả

Tại Hội thảo, ông Đặng Huy Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, “đại dịch Covid-19 gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống, việc làm và thu nhập của người dân”. Thế nhưng trong bối cảnh muôn vàn khó khăn này, Chính phủ, các tổ chức xã hội đã có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ người dân cần trợ giúp. 

Rõ nét nhất, Chính phủ Việt Nam sớm đã đưa ra một gói hỗ trợ an sinh xã hội chưa từng có tiền lệ với tổng kinh phí hơn 62 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 2,7 tỷ USD) để hỗ trợ khoảng 20 triệu người là những lao động bị giảm việc, mất việc, thất nghiệp; người sử dụng lao động và hộ kinh doanh cá thể có khó khăn về tài chính; các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các nhóm đối tượng đang hưởng các chế độ bảo trợ xã hội.

Đến tháng 11/2020, Chính phủ đã thực hiện giải ngân gần 13 nghìn tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ cho hơn 12 triệu người và khoảng 27 triệu hộ kinh doanh, đặc biệt đã tiếp cận được với hơn 7 triệu đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo cùng nguồn kinh phí giải ngân là hơn 5 nghìn tỷ đồng. 

Không những thế, tính từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9/2020, Chính phủ đã hỗ trợ xét nghiệm đối với hơn 1,2 triệu trường hợp thuộc các nhóm đối tượng cần theo dõi, với hơn 58,8% là xét nghiệm RT-PCR.

Việt Nam cũng đã gia nhập “cuộc đua” tìm kiếm vaccine phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trở thành 1 trong số 40 nước đầu tiên thử nghiệm vaccine lên người. Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các nhà sản xuất trong nước tăng cường các hoạt động nghiên cứu sản xuất vaccine.

Riêng đối với vấn đề tiếp cận thông tin, nhờ chính sách thông tin minh bạch, luôn cập nhật tình hình về dịch bệnh đã giúp nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ bản thân và cộng đồng của người dân và khiến người dân đồng lòng, sẵn sàng hợp tác trong công tác phòng, chống dịch. 

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hữu ích về các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh dịch Covid-19, trong đó tập trung vào bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, tăng cường công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài…, từ đó đề xuất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy và bảo vệ tốt hơn quyền con người trong bối cảnh dịch Covid-19.

Các đề xuất này sẽ được các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp thu và lồng ghép phù hợp vào quá trình thực hiện các khuyến nghị UPR III mà Việt Nam đã chấp thuận. 

Về quyền được sống trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) Nguyễn Linh Kha nêu rõ: “Việt Nam đã xác định “chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất tính mạng, sức khỏe của người dân.

Tuy việc “giãn cách xã hội” đã làm gián đoạn kinh tế và chất lượng đời sống của người dân, nhưng nhờ chính những biện pháp quyết liệt như vậy, Việt Nam đã thành công ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 trong cộng đồng, giúp Việt Nam trở thành một trong số ít những nước không có sự lây lan rộng trong cộng đồng trong suốt 3 tháng trở lại đây”. 

Chính phủ luôn bảo đảm quyền được tiếp cận điều trị Covid-19 cho tất cả bệnh nhân: điều trị miễn phí; khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế, sản xuất thành công bộ KIT xét nghiệm Covid-19 trong thời gian ngắn…; thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân: tổ chức gần 200 chuyến bay, đưa khoảng 60 nghìn công dân Việt Nam, từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước.

Các biện pháp như giám sát và cách ly y tế, giãn cách xã hội… được đưa ra căn cứ theo diễn biến tình hình, phù hợp với các quy định của Điều lệ Y tế Quốc tế và được triển khai trên nguyên tắc không phân biệt đối xử; hay các biện pháp giãn cách xã hội, cách ly và phong tỏa để phòng ngừa bệnh dịch được thực hiện một cách thận trọng, đặc biệt đối với một nhóm xã hội như trẻ em, người lao động mất việc làm; phụ nữ; người khuyết tật; các nhóm dân tộc thiểu số ở khu vực vùng sâu, vùng xa…

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Đọc thêm

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: