Nghịch lý giáo dục đại học Việt Nam: “Vào đóng – ra mở”

Không chỉ có tiểu học, nhìn đâu cũng thấy học sinh giỏi, họa hoằn lắm mới có học sinh trung bình. Ở đại học, sinh viên tốt nghiệp ra trường cũng đa phần khá giỏi. Dường như các trường đều mong muốn cho sinh viên một tấm bằng đẹp khi ra trường nên bỏ qua phần chất lượng. Câu chuyện vào bao nhiêu ra bấy nhiêu một lần nữa lại được nhắc đến. Không những thế, ở Việt Nam còn đang tồn tại một nghịch lý: vào đóng – ra mở.

[links()] Không chỉ có tiểu học, nhìn đâu cũng thấy học sinh giỏi, họa hoằn lắm mới có học sinh trung bình. Ở đại học, sinh viên tốt nghiệp ra trường cũng đa phần khá giỏi. Dường như các trường đều mong muốn cho sinh viên một tấm bằng đẹp khi ra trường nên bỏ qua phần chất lượng.

Câu chuyện vào bao nhiêu ra bấy nhiêu một lần nữa lại được nhắc đến. Không những thế, ở Việt Nam còn đang tồn tại một nghịch lý: vào đóng – ra mở.

Hình minh họa
Hình minh họa
Vào hẹp
Là một người luôn theo sát giáo dục, tôi vẫn luôn tự hỏi tại sao năm nào, cứ đến mùa tuyển sinh, dân ta lại quan tâm nhiều đến tỷ lệ chọi, điểm sàn đến thế? Nhưng khi nhìn vào các con số thì quả thật thấy nó nói lên được khối điều. Người ta quan tâm đến tỷ lệ chọi, đến điểm chuẩn vì cửa vào của ĐH Việt Nam quá hẹp.
Hàng năm, chỉ có 30% học sinh tốt nghiệp THPT được dành tấm vé đi tiếp vào vòng trong ở bậc học này.  Như vậy, với trên dưới 1 triệu thí sinh tốt nghiệp lớp 12 thì chỉ có khoảng trên 300.000 em vào được ĐH, số còn lại vào CĐ, TCCN. Vì cửa hẹp có nhiều người muốn qua nên người ta phải lựa cách, phải xem xét, phải nghe ngóng tình hình.
Trong mùa tuyển sinh 2012, tại ĐH Hà Nội có một số ngành có số lượng hồ sơ tăng lên đáng kể đó là tiếng Trung, tiếng Hàn, Tiếng Nhật, CNTT dạy bằng tiếng Anh. Ban đầu tôi cứ nghĩ là người học bắt đầu nghiêng về châu Á, bắt đầu thấy ngôn ngữ của các nước láng giềng quan trọng hoặc dễ xin việc hơn nên “nhảy” vào. Nhưng ông Lê Quốc Hạnh, Trưởng Phòng Đào tạo lại cho biết đó là do những ngành này năm ngoái điểm chuẩn vào thấp hơn các ngành khác. Té ra, người học vào nhiều không phải ngành đó dễ xin việc, ngành nóng mà là ngành có điểm chuẩn thấp hơn.  Đơn giản chỉ có thế!
Không chỉ Hà Nội mà tại các trường khác, theo một quy luật tất yếu, ngành nào năm trước điểm chuẩn thấp năm sau số lượng đăng ký sẽ đông và trường nào điểm chuẩn năm trước thấp, năm sau sẽ đông. Không phải các trường không còn chỗ cho người học mà còn vì phải qua sàn chung thì mới được vào. Những người lãnh đạo cũng phải tính chán để có thể “hớt” được lớp “váng” khá giỏi bên trên.
Cũng tại do cái sự coi trọng việc học của người  Việt nên vào ĐH của chúng ta mới ngược với thế giới. Nếu như thế giới, tốt nghiệp THPT xong, thí sinh chỉ cần mang bảng điểm đi xét thì chúng ta, phụ huynh, học sinh phải vật vã đi thi. Thi đợt 1 vẫn lo không đỗ lại phải thi đến đợt 2, đợt 3. Học cả ba năm trông vào một đợt thi cho nên là khổ. Trượt cũng khổ mà đỗ cũng khổ. 
Ra ào ào
100% sinh viên tốt nghiệp khóa này, khóa kia, khoa này, khoa khác không còn là chuyện hiếm tại các trường ĐH của Việt Nam. Kể cả với những trường điểm chuẩn đầu vào chỉ bằng sàn hoặc trên sàn một chút thì tốt nghiệp vẫn cứ là con số gần 100%.  Năm 2011, khoa Du lịch ĐH Duy Tân đã làm lễ tốt nghiệp cho 189 sinh viên.
Trong số này có tới 9 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, 66 sinh viên xếp loại giỏi còn lại là loại khá và trung bình. Như vậy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của khoa chiếm đến 40%. Còn cách đó hai năm, ĐH Quốc tế (ĐH QGTPHCM) có tới 149/150 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, chiếm 99%. Tháng 6/2012 vừa qua, ĐH Phan Chu Trinh cũng làm lễ tốt nghiệp cho 100% sinh viên khóa 2 của trường. Trong số này chỉ có 1% là tốt nghiêp trung bình.  Năm 2011, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của ĐH Đà Lạt cũng tăng đột biến, tới 72,03%.
Những “cơn mưa” bằng đẹp vẫn diễn ra còn chất lượng đi về đâu thì không ai lý giải được. Tại các phiên họp của Quốc hội, nhiều đại biểu cũng đã chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về vấn đề này. Có đại biểu đã vô cùng bức xúc khi đầu vào đại học khá dễ và cứ vào "tất yếu đến hẹn lại ra" với tỷ lệ bằng khá giỏi nhiều. Chất lượng đào tạo thấp, đồng nghĩa với việc nhiều hàng giả, hàng nhái có xuất xứ từ… trường đại học (!). 
Và, cái lý của ông Bộ trưởng
Chất lượng giáo dục ĐH của Việt Nam vì sao thấp trong khi các trường vẫn cứ được thành lập? Bộ trưởng Bộ GD-ĐT  Phạm Vũ Luận khẳng định càng ngày Bộ càng thắt chặt việc mở mới các trường ĐH. Việc không tuyển đủ sinh viên không phải chỉ một hay hai năm. Nguyên nhân là một số ngành học đầu ra không đảm bảo nên khó tuyển, ví dụ: sư phạm, nông lâm...
Nhà đầu tư của một số trường, nhất là trường mới thành lập không thực hiện nghiêm việc đảm bảo chất lượng, thiếu thầy cô, trường lớp. Ngoài ra, còn có lý do mở ngành tràn lan, giống nhau nên trường nào cũng có ngành kế toán, tài chính ngân hàng làm phân tán nhu cầu học. Việc thực hiện “3 công khai” giúp người học tìm hiểu rõ chất lượng của trường nên nhiều người từ chối những trường không đảm bảo chất lượng. 
Cũng theo ông Luận, xếp hạng sinh viên là việc của các trường nhưng phải theo quy định của Bộ. Để giải quyết chất lượng đầu ra thấp, Bộ sẽ chú ý tăng cường kiểm tra, đưa kiểm định chất lượng vào các trường. Việc gắn thương hiệu, uy tín của trường với văn bằng mà trường phát ra sẽ giúp giải quyết tình trạng này. Bộ sẽ kiên trì điều chỉnh để hạ tỷ lệ sinh viên trên giảng viên, xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn, tạo liên kết để các trường trong cùng hệ thống có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Theo ông Luận, đến thời điểm này các trường được thành lập mới đều nằm trong quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt. Theo quy hoạch, số lượng trường chưa đủ "nhưng thừa các trường chất lượng chưa cao và thiếu trường chất lượng cao". Bộ sẽ xem xét, tính toán bổ sung quy hoạch cho phù hợp, đồng thời chấn chỉnh để các trường không đảm bảo sẽ phải dừng tuyển sinh hoặc đóng cửa.

Nghiêm Huê

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.