Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Kết quả của nhiệm kỳ Đại hội XII tạo niềm tin, khí thế mới cho đất nước phát triển

Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến.
(PLVN) - "Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XII có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo niềm tin, khí thế mới cho đất nước phát triển" - Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh khi trả lời phóng viên Trang tin điện tử Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

PV: Dưới góc độ là người lãnh đạo của thành phố Hà Nội, đồng chí có suy nghĩ thế nào về tình hình kinh tế - xã hội của nước ta trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng?

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Trong nhiệm kỳ qua, đất nước ta đã gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và sự quản lý, điều hành của Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng, bình quân ở mức 6%, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực, thế giới. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, 3,15%, giảm mạnh so với mức 7,7% của giai đoạn trước, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo, mức độ chống chịu của nền kinh tế được cải thiện đáng kể…

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Nhà nước đã tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật cơ bản đầy đủ, thống nhất, đồng bộ; công tác tổ chức, thi hành pháp luật và ý thức thượng tôn pháp luật ngày càng được nâng cao; quyết liệt cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực.

Phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; thực hiện tốt các chính sách người có công, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; chủ động đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, thực chất hơn.

Đặc biệt trong bối cảnh vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa duy trì, phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam nổi lên là một quốc gia rất chủ động. Thực hiện Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ chúng ta đã phát huy được tính ưu việt của hệ thống chính trị. Chính vì vậy mà công tác phòng, chống dịch COVID-19 không chỉ là của Nhà ước mà là của cả hệ thống chính trị và huy động được sự vào cuộc của toàn thể Nhân dân cả nước và Việt Nam đã cơ bản khống chế, kiểm soát được dịch COVID-19. Qua đó, thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ, sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và sự chung tay chung sức chung lòng của toàn dân, thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi thấy rất mừng là đất nước trải qua những khó khăn nhưng cũng có những thời cơ và chúng ta đã cơ bản hoàn thành tất cả các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra. Theo tôi, những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XII có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo niềm tin, khí thế mới cho đất nước phát triển. Có được kết quả này, nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Trung ương, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các địa phương và đặc biệt là sự nhất trí, đồng lòng, hưởng ứng rất cao của Nhân dân cả nước.

PV: Xin đồng chí cho biết, Hà Nội đã đóng góp như thế nào vào những thành tựu của cả nước trong nhiệm kỳ?

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Cùng với các địa phương khác trong cả nước, trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô nghiêm túc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước; Hà Nội đã cụ thể hóa nghị quyết Đại hội XII của Đảng và thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố bằng 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá và 8 chương trình công tác lớn. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật.

Kinh tế Thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch tích cực; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh được cải thiện. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 7,39%; GRDP bình quân đầu người đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả vượt bậc, giai đoạn 2016-2020 đạt 25 tỷ USD, gấp 3,9 lần giai đoạn 2011-2015.

Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện, nổi bật; đã có 07 huyện và 367/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 96% về số xã, hoàn thành trước hạn 2 năm mục tiêu đề ra; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 55 triệu đồng, gấp 1,36 lần so với năm 2016. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị có chuyển biến tích cực. Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, khang trang, văn minh, hiện đại hơn

Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đạt nhiều kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạt kết quả quan trọng; tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia năm 2020 đạt 75%, hoàn thành kế hoạch sớm 2 năm. Phát triển khoa học và công nghệ được đẩy mạnh. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều đổi mới và tiến bộ. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đúng, đủ và kịp thời; trong nhiệm kỳ, đã xây dựng 10.000 nhà ở cho người có công, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 7.565 nhà ở cho hộ nghèo. Tiếp tục giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện của Trung ương diễn ra trên địa bàn Thành phố.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm quan gian hàng sản phẩm OCOP bên lề Hội thảo hội "Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP Nam Bộ" và đẩy mạnh tuyên truyền thông điệp 5K phòng, chống dịch COVID-19.
 Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm quan gian hàng sản phẩm OCOP bên lề Hội thảo hội "Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP Nam Bộ" và đẩy mạnh tuyên truyền thông điệp 5K phòng, chống dịch COVID-19.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng được triển khai thực hiện đồng bộ, đạt nhiều kết quả quan trọng. Thành phố đã cụ thể hóa những vấn đề lớn về xây dựng Đảng trong khóa XII như, cụ thể hóa vấn đề về công tác tổ chức cán bộ. Từ Quyết định 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử của Bộ Chính trị thì Thành phố đã cụ thể hóa bằng Quyết định số 03 quy định rất rõ về thẩm quyền, trách nhiệm các cấp quản lý cán bộ; quan tâm tới công tác quản lý đảng viên, đánh giá, phân loại tổ chức đảng, cán bộ lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên chức, người lao động.

Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng cũng hết sức được quan tâm; công tác phòng, chống tham nhũng được chú trọng. Chính vì vậy mà những vụ việc được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ủy quyền cho các cơ quan tư pháp của Hà Nội triển khai và tổ chức xét xử thì đều bảo đảm tính minh bạch, công khai, đúng pháp luật. Chúng tôi cũng rất quan tâm tới vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao chất lượng, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, trong vấn đề tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tham gia giám sát, phản biện xã hội.

Đối với năm 2020, một năm đầy khó khăn, thách thức, nhưng Thành phố đã lãnh đạo tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt, công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Thành phố được đánh giá là rất quyết liệt, chủ động, bài bản với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, thu hút cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến tổ dân phố, các lực lượng và nhân dân tham gia.

Do đó, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố bước đầu được kiểm soát, đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống dịch của cả nước. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cơ bản hoàn thành. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 tăng 3,98% so với năm 2019. Thu ngân sách đạt 102,8% dự toán và tăng 6,1% so với năm 2019.

Công nghiệp, xây dựng duy trì tăng trưởng khá, đạt 6,39%; dịch vụ tăng 3,29%; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức thấp khoảng 2,67%; giải quyết việc làm mới trên 180.000 lao động, tăng 16% so với năm 2019. Công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được quan tâm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

PV: Để đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, xin đồng chí chia sẻ về mục tiêu và định hướng nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội trong giai đoạn 2021-2025?

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định mục tiêu tổng quát: Đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD.

Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa Thủ đô; GRDP/người đạt 12.000-13.000 USD. Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/người đạt trên 36.000 USD.

Để thực hiện mục tiêu trên, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố xác định 05 định hướng lớn; 03 khâu đột phát để tập trung thực hiện và xác định rõ 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2020 - 2025. Thành ủy Hà Nội triển khai xây dựng 10 chương trình công tác lớn để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Tới đây, căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xây dựng các chương trình công tác, nghị quyết chuyên đề, chỉ thị, kế hoạch, đề án theo từng lĩnh vực, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, cấp bách, đột phá, khâu yếu, việc khó, theo thời gian để triển khai thực hiện trong thời gian tới. Với những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, tôi tin tưởng rằng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ thành công tốt đẹp!

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội!

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.