Hoàng Sa và Trường Sa - Khía cạnh lịch sử và pháp lý

Nhân dịp Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa và Tuần lễ văn hóa biển, đảo Quảng Ngãi năm 2013, hôm nay, Bộ Ngoại giao phối hợp với Trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức hội thảo quốc tế về biển Đông với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Khía cạnh lịch sử và pháp lý”.

Nhân dịp Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa và Tuần lễ văn hóa biển, đảo Quảng Ngãi năm 2013, hôm nay, Bộ Ngoại giao phối hợp với Trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức hội thảo quốc tế về biển Đông với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Khía cạnh lịch sử và pháp lý”.

Tham dự hội thảo có sự tham gia của 50 đại biểu là các học giả quốc tế, Việt kiều, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường đại học, các viện nghiên cứu đến từ Mỹ, Nga, Canada, Thụy Điển, Úc, Ấn Độ, Philipphin, Hàn Quốc,…; các nhà nghiên cứu, luật gia trong nước và đại diện một số Bộ, ban, ngành và địa phương trong nước.

Hội thảo khẳng định “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- Khía cạnh lịch sử và pháp lý”.
Hội thảo khẳng định “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- Khía cạnh lịch sử và pháp lý”.

 Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng cho biết, hội thảo lần này được tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi, một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung, là địa phương có nhiều di tích lịch sử, hiện có rất nhiều ngư dân đánh cá trên biển Đông, nhất là tại các ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.

Hội thảo lần này còn mang ý nghĩa đặc biệt hơn khi được tổ chức cùng thời gian với lễ hội văn hóa dân gian rất đặc thù của Quảng Ngãi, đó là lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa đã vâng lệnh triều đình (Nhà nước phong kiến Việt Nam) ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Đây là một lễ hội truyền thống, là hoạt động tâm linh được lưu truyền từ hàng trăm năm nay và được tổ chức vào giữa tháng Hai hoặc giữa tháng Ba âm lịch hàng năm.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề như: Quy định của luật pháp quốc tế về vấn đề chủ quyền lịch sử; những bằng chứng pháp lý, lịch sử khẳng định Nhà nước Việt Nam từ lâu đời đã thực hiện chủ quyền liên tục và hòa bình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với thực tiễn luật pháp quốc tế; phương thức giải quyết hòa bình những bất đồng, tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vấn đề liên quan ở biển Đông hiện nay.

Theo cố vấn các vấn đề chiến lược và quan hệ quốc tế Nhóm phân tích Nam Á Subhash Kapila (Ấn Độ) cho rằng, tranh chấp trên biển Đông không còn là giữa Trung Quốc và các nước Asean láng giềng, mà ngược lại với ý muốn của Trung Quốc, tranh chấp này diễn biến mang tầm quốc tế, không phải là vấn đề chủ quyền của các bên yêu sách, mà là khái niệm “bảo vệ những vấn đề chung toàn cầu” hay “tự do đi lại trên biển” hay “việc sử dụng không hạn chế các tuyến hàng hải”. 

Cố vấn Subhash Kapila cho biết, tranh chấp biển Đông dường như đang tạo ra một thời kỳ chiến tranh lạnh trên thế giới, lần này ở châu Á Thái Bình Dương, do chính sách hiếu chiến của Trung Quốc. 

GS.TS Tạ Văn Tài đã nêu ra 3 vấn đề chính khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo TS. Tạ Văn Tài, Việt Nam dùng luật quốc tế để bảo vệ quyền lợi biển đảo của mình, tức là dùng khí giới của kẻ yếu chống kẻ mạnh, nhưng là khí giới đầy chính nghĩa, đúng như Lê Lợi tuyên bố trong Bình Ngô Đại Cáo “đem đại nghĩa để thắng hung tàn”. Nhưng ngoài ra, Việt Nam có thể kèm theo các biện pháp chuẩn bị quân sự để chiến đấu nếu cần, hay ít ra để làm gián chỉ hoặc làm chùn lại âm mưu gây hấn. 

Thiên Thanh

Đọc thêm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.