Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tiếp đại diện các hộ dân Thủ Thiêm

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tiếp đại diện các hộ dân Thủ Thiêm
(PLO) - Sáng nay 7.11, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tiếp đại diện các hộ dân Thủ Thiêm (Q.2) có nhà đất bị ảnh hưởng bởi quy hoạch.

Mục đích của buổi gặp này là để  tiến tới hoàn chỉnh chính sách liên quan đến việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ về  dự án Thủ Thiêm.

Người dân đến dự buổi tiếp dân hôm nay chủ yếu là những người  có nhà đất bị giải tỏa ở P.Bình An và P.Bình Khánh. Lãnh đạo Tp Hồ Chí Minh sẽ lắng nghe tâm tư nguyện vọng bà con, trước khi TP có để hoàn thiện khung chính sách, hướng đến giải quyết dứt điểm khiếu nại của người dân Thủ Thiêm theo nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Ban tổ chức cho biết chính thức gửi thư mời 50 hộ dân đại diện, nhưng có khoảng 35 hộ dân có mặt tại phòng tiếp dân. Trong khi đó, rất nhiều hộ dân không có thư mời vẫn được vào dự, theo dõi qua màn hình.

Mở đầu buổi tiếp dân, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết tinh thần buổi tiếp xúc là lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con.

Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương đề nghị bà con đến dự tiếp dân có yêu cầu, đề nghị gì liên quan đến nội dung kết luận, kể cả các nội dung bên ngoài kết luận, thì cứ trình bày kèm theo tài liệu, Chủ tịch UBND TP.HCM và Ban Tiếp công dân Trung ương đều tiếp thu, xem xét giải quyết hợp lý.

Các hộ dân đã bày tỏ sự ghi nhận đối với thiện chí của Chủ tịch UBND TP.HCM và lãnh đạo TP.HCM hiện nay, cám ơn sự quan tâm của Trưởng ban Tiếp công dân T.Ư đối với việc xem xét, giải quyết các khiếu nại liên quan đến Thủ Thiêm.

Phát biểu trong buổi tiếp công dân, một đại diện của các hộ dân nói: "Chúng tôi rất là mừng khi ông Nguyễn Hồng Điệp hiện diện tại buổi tiếp dân hôm nay. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có thất vọng vì thời gian qua trong việc giải quyết khiếu nại có tình trạng né tránh, đùn đẩy khiến sự việc khiếu nại cứ kéo dài".

Một số người băn khoăn: Nếu như lấy kết luận 1483 của Thanh tra Chính phủ công bố ngày 7.9 để lên phương án giải quyết khiếu nại là không hợp lý, vì chưa làm rõ hết các nội dung khiếu nại của người dân. Người dân đề nghị những khiếu nại của họ cần có kiểm tra, kết luận rõ ràng hơn. Đừng để tàn dư của nhóm lợi ích tồn tại ở Thủ Thiêm, bởi nếu còn tồn tại thì không thể giải quyết được vấn đề người dân khiếu nại. "Nếu thực tâm giải quyết, chúng tôi sẽ hiến kế giải quyết có thể xong trong 1 tháng" - một người dân phát biểu.

Người dân cũng đề nghị "Ai làm sai thì phải tiến hành khởi tố hình sự, truy cứu trách nhiệm, xử lý rõ ràng, chứ chỉ thanh tra, kiểm tra thì khó giải quyết dứt điểm, 10 năm nữa cũng khó xong".

Người dân cũng đề nghị lãnh đạo thành phố làm rõ những vấn đề như ranh giới 160 ha tái định cư, ranh khu trung tâm Thủ Thiêm cụ thể như thế nào? Ai chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại về tài sản, tổn thất tinh thần mà người dân đã gánh chịu trong nhiều năm qua; đồng thời đề nghị cần phải có đoàn thanh tra đủ mạnh, thanh tra toàn diện Thủ Thiêm, có phương án giải quyết căn cơ; Yêu cầu TP cung cấp tên các dự án lấy đất tái định cư để giao. Đất quy hoạch tái định vì sao lại giao cho doanh nghiệp, cần phải có giải thích thỏa đáng.

 Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưngđưa ra 10 vấn đề TP HCM sẽ giải quyết để người dân Thủ Thiêm cho ý kiến.   Ông Hưng là Tổ trưởng tổ công tác về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

10 chính sách gồm:

1. Điều chỉnh thời điểm để tính bồi thường thiệt hại cho người dân Thủ Thiêm, không tính thời điểm Nghị định 34 có hiệu lực nữa, mà tính theo quyết định thu hồi đất trong thời gian từ 10/5/2002.

2. Điều chỉnh mức hỗ trợ chi phí bồi thường, tái định cư vào thời điểm có quyết định 1997, không tính thời điểm quy hoạch tháng 6/1998 đối với đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch, có thời điểm chuyển mục đích đất ở từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 16/9/1998.

3.  Hỗ trợ đối với đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch…có thời điểm chuyển mục đích đất ở từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 16/9/1998.

4. Hỗ trợ đối với trường hợp đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch…với mục đích đất ở từ ngày 16/9/1998 đến ngày 10/5/2002.

5. Hỗ trợ người dân thuộc các trường hợp thuê đất do nhà nước trực tiếp quản lý với mục đích kinh doanh nhưng sử dụng để ở và kinh doanh. Thời điểm chuyển mục đích thành đất ở trước ngày 15/10/1993.

6. Hỗ trợ các trường hợp thuộc vấn đề 5 ở trên nhưng có thời điểm chuyển thành đất ở từ ngày 15/10/1993 đến ngày 10/5/2002.

7. Nhà ở, đất ở bị giải tỏa một phần.

8. Đối với các trường hợp đã chuyển mục đích cho thuê, cho người khác ở nhờ.

9. Điều chỉnh đơn giá đất nông nghiệp xen kẽ tổng khuôn viên đất ở.

10. Xem xét hỗ trợ các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất sau ngày có quyết định giải tỏa (ngày 10/5/2002).

Sau khi Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng công bố các nhóm vấn đề trên, nhiều người dân tham dự cuộc gặp đã phản ứng vì cho rằng nội dung cuộc gặp hôm nay không đúng với khiếu nại của người dân lâu nay.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động "Tháng Ba biên giới”

Bộ đội Biên phòng tặng quà cho người dân Nghệ An. (Ảnh: Lê Thạch).
(PLVN) - Chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024 được tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) (3/3/1959 - 3/3/2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2024). Chương trình không chỉ có ý nghĩa, thiết thực mà còn thể hiện tinh thần “Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, chủ đề của Tháng Thanh niên 2024.

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.