Chặn “kẽ hở” lơ là luật pháp

“Những kết quả bước đầu của công tác theo dõi thi hành pháp luật đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này” là nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện thể chế về theo dõi thi hành pháp luật” do Bộ Tư pháp tổ chức trong 2 ngày 16-17/4 ở Hà Nội với sự hỗ trợ của Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) CHLB Đức.

“Những kết quả bước đầu của công tác theo dõi thi hành pháp luật đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này” là nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện thể chế về theo dõi thi hành pháp luật” do Bộ Tư pháp tổ chức trong 2 ngày 16-17/4 ở Hà Nội với sự hỗ trợ của Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) CHLB Đức.

Không thể “một mình theo dõi thi hành pháp luật”

Theo đánh giá của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) cũng như một số cơ quan liên quan, trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã tích cực triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật theo Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và đã bước đầu đạt được một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên, đem theo “tiếng nói từ cơ sở”, đại diện một số Sở Tư pháp, tổ chức  pháp chế của Bộ, ngành đều cho rằng, vì công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật có phạm vi rất rộng, chủ thể và đối tượng theo dõi tập trung vào các cơ quan nhà nước nên không cơ quan nào có thể “một mình theo dõi thi hành pháp luật” mà rất cần “sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong theo dõi tình hình thi hành pháp luật”, mới nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật.

TS.Trần Văn Đạt (Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về pháp luật – Bộ Tư pháp) cho rằng, căn cứ yêu cầu cụ thể của từng hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cơ quan thông tấn báo chí cần cung cấp thông tin, kiến nghị của cử tri, phản ánh của dư luận xã hội về tình hình thi hành pháp luật và có thể cử đại diện tham gia các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật.

Theo các chuyên gia, để tăng cường thực hiện cơ chế huy động sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, cần chú ý phát triển đội ngũ “cộng tác viên theo dõi thi hành pháp luật là những cá nhân am hiểu chuyên môn về ngành, lĩnh vực cần theo dõi thi hành pháp luật. Chế độ cộng tác viên thực hiện theo chế độ hợp đồng thường xuyên hoặc theo từng vụ việc cụ thể”; xây dựng và duy trì chuyên mục “Tình hình thi hành pháp luật trên cổng thông tin điện tử” của các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện để thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.

“Cắt tỉa” văn bản “gây khó” cho dân

Trong các nội dung theo dõi thi hành pháp luật, các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các cấp phải thực sự quan tâm đến việc xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản qui định chi tiết thi hành văn bản qui phạm pháp luật để “phát hiện, thống kê các văn bản và qui định không bảo đảm tính khả thi hoặc có khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành, không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ”. Từ đó kiến nghị các cấp có thẩm quyền có giải pháp khắc phục, xử lý để không còn rơi vào tình trạng “văn bản làm khổ dân”.

Đồng thời, qua việc phát hiện, thống kê những qui định do các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền hướng dẫn không chính xác, không thống nhất, các quyết định áp dụng pháp luật có vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan, gây bức xúc trong dư luận xã hội, thu thập thông tin về tình hình vi phạm pháp luật để kiện nghị biện pháp khắc phục và giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật. Đó cũng là một phần để đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp.

Ngoài ra, để đánh giá một cách toàn diện về tình hình thi hành pháp luật, không chỉ đánh giá về tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan nằm trong phạm vi quản lý, điều hành của Chính phủ và UBND các cấp, mà cần thiết phải theo dõi, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật cả trong các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát và các tổ chức xã hội thông qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức này…

Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Cương:

- Cần có một chỉ số có thể kiểm chứng được rõ nét hơn, mang tính thống kê khách quan của hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật được hoàn thiện trong thời gian tới. Điều quan trọng tiếp theo là củng cố công tác tổ chức đo lường, đánh giá để hệ thống thống kê không chỉ là những con số mà phải được vận hành phát huy tác dụng, hiệu lực có nó, không bị làm méo mó đi. Làm sao để công tác thống kê đích thực là thống kê, phản ánh đúng hiện thực khách quan, không bị làm lệch đi vì lý do nào đó. Có như thế, công tác theo dõi thi hành pháp luật mới trọn vẹn.

Huy Anh

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.