Cán bộ cấp chiến lược là "gốc của gốc"

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Năng lực cán bộ tham mưu cấp chiến lược ở nước ta có tiềm năng lớn, tuy nhiên, đội ngũ này còn thiếu và yếu, không đồng đều ở các ngành, lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, công tác cán bộ đối với đội ngũ này còn nhiều bất cập, chưa có chính sách cụ thể, chưa có bộ tiêu chí đánh giá cũng như môi trường để phát huy sức sáng tạo.

Đó là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW” do Bộ Nội vụ tổ chức sáng nay (28/10), với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học. Thứ trưởng Bộ Nội Trần Anh Tuấn chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 7, khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ là văn kiện rất quan trọng của Đảng, với nhiều nội dung đổi mới quan trọng, có tính đột phá, khả thi và sát với tình hình thực tế, cần được các cấp, ngành, mọi cán bộ, đảng viên quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đảm bảo hiệu quả. 

Ngay sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, Bộ Nội vụ đã chủ động, tích cực tham mưu giúp Chính phủ ban hành các văn bản triển khai thi hành; tuy nhiên, cũng còn nhiều nội dung của Nghị quyết cần được tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn. Và hội thảo hôm nay là diễn đàn để các đại biểu chia sẻ thêm những thông tin, luận cứ khoa học về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, giúp Bộ Nội vụ củng cố thêm các luận cứ khoa học cho việc tham mưu giúp Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược.

Phải coi đây là một nghề mang tính chuyên nghiệp

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác tham mưu, GS.TS. Võ Khánh Vinh, nguyên Giám đốc Học viện Khoa học xã hội cho rằng các yếu tố cần phải có của cán bộ làm công tác tham mưu là năng lực, phẩm chất, uy tín. Bởi tham mưu là điểm đầu của sáng tạo, do đó phải xác định rõ vai trò tham mưu của cán bộ và phải coi đây là một nghề mang tính chuyên nghiệp. “Vai trò của người quyết định rất quan trọng nhưng công tác tham mưu còn quan trọng hơn”- GS.TS. Võ Khánh Vinh nhấn mạnh.

Ông cũng đề nghị cần phải xác định chức năng của đội ngũ này. Đó là chức năng nghiên cứu lý luận về chính sách, pháp luật và lý luận tham mưu; chức năng nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện các chính sách, pháp luật; nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài; nghiên cứu dự báo- tức là phải có tầm nhìn dự báo mang tính dài hạn. Đồng thời, cần phân loại đội ngũ cán bộ này theo các lĩnh vực hành pháp, tư pháp, quản lý, kinh tế, xã hội…

Vẫn theo ông Võ Khánh Vinh, năng lực cán bộ tham mưu cấp chiến lược ở nước ta có tiềm năng lớn, tuy nhiên, đội ngũ này còn thiếu và yếu, không đồng đều ở các ngành, lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, công tác cán bộ đối với đội ngũ này còn nhiều bất cập, chưa có chính sách cụ thể, chưa có bộ tiêu chí đánh giá cũng như môi trường để phát huy sức sáng tạo. Vì vậy, giải pháp nâng cao năng lực là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả xây dựng chính sách, pháp luật. 

Theo đó, phải xây dựng chính sách quốc gia để phát triển đội ngũ cán bộ cấp chiến lược; hoàn thiện chính sách pháp luật để bồi dưỡng, trọng dụng đội ngũ này nhằm phát triển được nhiều nhân tài tham mưu. Bên cạnh đó là xây dựng bộ tiêu chí để thu hút, trọng dụng, đánh giá, phát huy đội ngũ…

GS.TS Võ Khánh Vinh phát biểu.
GS.TS Võ Khánh Vinh phát biểu.

Dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”, PGS. TS. Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng cán bộ cấp chiến lược là gốc của gốc.

Theo ông, muốn xây dựng được đội ngũ cán bộ cấp chiến lược có đủ năng lực, phẩm chất, xứng tầm nhiệm vụ thì công tác cán bộ phải được công khai, minh bạch. Công khai từ đầu vào đến đầu ra và phải cạnh tranh lành mạnh.

 Nghị quyết Trung ương đã có đủ nhưng cần phải cụ thể hóa và chi tiết hơn nữa, đồng thời cũng phải phát huy dân chủ hơn nữa trong Đảng và xã hội để nhân dân giám sát; phải khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh; kỷ luật cả những người làm công tác tổ chức cán bộ nếu cán bộ đó vi phạm pháp luật như một số cán bộ trong thời gian vừa qua.

Cần có bộ tiêu chí cụ thể xác định cán bộ cấp chiến lược

Đánh giá cao Nghị quyết số 26, GS. TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ cấp chiến lược được quy định trong Nghị quyết số 26 bằng “công thức” cần có trong thời đại công nghệ 4.0:  có sức khỏe tốt, có tầm nhìn, có trái tim nhân hậu, có kỹ năng sống tốt, có ngoại ngữ và công nghệ thông tin tốt.

 Giải thích rõ hơn về những tiêu chí này, GS. Nhung cho rằng, sức khỏe dẻo dai ở mức cao sẽ chịu được sức ép từ mọi phía; vì thế khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 26 phải có quy định cụ thể về sức khỏe, bởi vì “không thể có trí tuệ minh mẫn trên một cơ thể ốm yếu”.

GS.TSKH Trần Văn Nhung phát biểu.
 GS.TSKH Trần Văn Nhung phát biểu.

GS. Trần Văn Nhung cũng đề nghị cần phải làm rõ khái niệm thế nào là cán bộ cấp chiến lược, từ đó mới có thể xây dựng được các bộ tiêu chí; nếu không có định nghĩa thì cần phải có mô tả cụ thể. Họ cần phải có những năng lực và phẩm chất làm việc, lãnh đạo ở quy mô sâu rộng trong thời đại toàn cầu hóa để xây dựng, phát triển bền vững và hợp tác, đấu tranh hiệu quả bảo vệ đất nước.

Đề cập đến vai trò và kỹ năng tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, TS. Phạm Tuấn Khải, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ khẳng định: chính sách, pháp luật là yếu tố cấu thành quan trọng của thể chế. Do đó, phải xây dựng được đội ngũ tham mưu, xây dựng chính sách, pháp luật vừa giỏi về chuyên môn và khả năng đáp ứng nhanh nhạy với các diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như sự phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực, vừa đủ phẩm chất chính trị để triển khai, cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước. 

Cùng với đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ nói chung, trong công tác tham mưu chính sách, pháp luật nói riêng… Đây là những việc cần làm ngay trong điều kiện phát triển mới nhằm đáp ứng yêu cầu “xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ” như Nghị quyết số 26 đã đề ra.

Liên quan đến quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, TS. Trần Văn Tuấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị phải nghiên cứu kỹ để khắc phục quy trình công tác cán bộ hạn chế như hiện nay (về quy trình đã có nhiều bước và rất rõ nhưng chưa kết hợp được nguyên tắc tập trung và nguyên tắc dân chủ). 

Bên cạnh đó là thực hiện luân chuyển để thử tài cán bộ, phải đưa cán bộ thử sức với nhiệm vụ khó để đánh giá năng lực thực tài; xây dựng cơ chế bảo vệ người dám làm, dám chịu trách nhiệm một cách khách quan, công bằng. Nếu làm tốt các vấn đề trên thì sẽ không có chỗ cho người không đủ điều kiện vào bộ máy Nhà nước.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn kết luận hội thảo.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn kết luận hội thảo. 

Tuy nhiên, “hơn hết, mỗi cán bộ đều phải tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất, năng lực....Nếu không tu dưỡng, rèn luyện thì tất cả đều là vô nghĩa” như lời của PGS. TS. Vũ Văn Phúc. Ông Phúc cũng đề xuất nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ tiêu chí đánh giá cán bộ để cất nhắc, đề bạt theo hướng coi trọng thực chất, không rơi vào chủ nghĩa hình thức là thiên về bằng cấp, tuổi tác…. Đặc biệt, cần chú trọng năng lực tự vươn lên qua thực tiễn của cán bộ để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm.

Trân trọng cám ơn và ghi nhận, tiếp thu ý kiến của các đại biểu đặt ra tại Hội thảo, kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, cách tiếp cận khác nhau nhưng đã tập trung xoay quanh những vấn đề liên quan đến cán bộ cấp chiến lược. 

Ý kiến của các đại biểu sẽ giúp Bộ Nội vụ củng cố thêm các luận cứ khoa học cho việc tham mưu giúp Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, qua đó giúp Bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

 Cho rằng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược là tinh hoa của đất nước, nhưng TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, hiện nay chưa có chế độ, chính sách và cách ứng xử phù hợp đối với đội ngũ này. Do đó, ông Phúc đề nghị, phải xác định ai là cán bộ cấp chiến lược và cần có chính sách đặc biệt cho đội ngũ này. Ngoài ra, phải xác định rõ người chịu trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, không thể nói trách nhiệm chung chung.
  

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Tô Lâm và Tư lệnh Ahmad Reza Radan ký “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran”. (Ảnh: Khồng Hà).

Việt Nam - Iran: Phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia

(PLVN) - Ngày 14/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ đón và hội đàm với Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Đọc thêm

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể phát triển TP Đà Nẵng. Trong đó có quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

'Siết' kiểm soát, xử lý vi phạm để ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, tỷ lệ sử dụng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, nhất là giới trẻ và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để ngăn chặn kịp thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm trường hợp buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử.

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”

Hình ảnh tại phiên họp.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được nhấn mạnh tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13/5, cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Chỉ rõ 5 nhóm giải pháp tại Hội thảo Văn hóa năm 2024

Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, phát biểu bế mạc hội thảo.
(PLVN) -Sau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm cao, Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc, chỉ rõ 5 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Kiểm toán Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ

Thường trực Ủy ban TCNS của Quốc hội và KTNN làm việc nhằm trao đổi, thảo luận về kế hoạch, nội dung tổ chức Phiên giải trình “Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị KTNN đến hết niên độ ngân sách Nhà nước năm 2021” vào tháng 8/2023. Ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Xuất phát từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội và Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh trao đổi, hỏi thăm sinh viên tại gian hàng khởi nghiệp.
(PLVN) - Sáng 12/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI. Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức.

Đẩy mạnh công tác thu hút nguồn lực kiều bào tại các địa phương

Đoàn công tác làm việc với tỉnh An Giang.
(PLVN) - Từ ngày 8-11/5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác gồm lãnh đạo một số đơn vị liên quan trong Bộ Ngoại giao đã đến thăm các tỉnh/TP Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, làm việc về công tác đối ngoại của địa phương, công tác NVNONN và hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại một số địa bàn.

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024.
(PLVN) - Tối 11/5, tại sân vận động Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024. Tham dự buổi lễ có Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.