Bí mật quốc gia

Bí mật quốc gia
(PLO) -Thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước (BMNN) chiều 13/11, ông Bùi Đặng Dũng - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội - cho rằng vấn đề lộ BMNN và bị hạn chế thông tin BMNN là 2 giác độ hiện nay phải hết sức lưu ý.

Ai cũng biết, chúng ta đang lộ BMNN một cách đáng báo động. Trước khi Quốc hội thảo luận Luật Bảo vệ BMNN, chiều 25/10, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ BMNN. Theo Tờ trình nêu, từ năm 2001 đến nay, phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất BMNN. Trong đó có nhiều tài liệu thuộc danh mục Tuyệt mật, Tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Hình thức lộ, mất BMNN chủ yếu là qua thông tin, liên lạc; báo chí, xuất bản; quan hệ quốc tế... 

Khi nói về nguyên nhân, Tờ trình nêu do hệ thống pháp luật về bảo vệ BMNN còn chưa đồng bộ; các chế tài xử lý còn thiếu và yếu chưa bảo đảm tính răn đe; việc xử lý vi phạm còn nể nang, thiếu chủ động.

Rõ ràng, để lộ, mất BMNN thì phải xử lý; nhưng dù được xử lý “tới nơi, tới chốn” thì với thực trạng lộ, mất BMNN như hiện nay “xử cho được” cũng rất vất vả, tốn kém công sức, tiền bạc. 

Cách đây 17 năm Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Bảo vệ BMNN (Số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000) và 15 năm Chính phủ có Nghị định Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ BMNN (Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002). Thời gian đã quá lâu so với yêu cầu mới về bảo vệ BMNN.

Vấn đề là bảo vệ BMNN trong môi trường “kỷ nguyên số” và “kỷ nguyên mạng xã hội” như thế nào? Xin nói thêm, trước đây chúng ta chỉ quan tâm đến bảo vệ BMNN trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng; nhưng hiện nay những BMNN về kinh tế (không chỉ đối với một quốc gia mà ngay cả đối với các tổ chức kinh tế) đã trở nên hết sức quan trọng.

Không chỉ lộ bí mật qua thông tin, liên lạc; báo chí, xuất bản; quan hệ quốc tế chung chung; mà phải hiểu cụ thể, các cơ quan tình báo nước ngoài khai thác một cách triệt để các thông tin BMNN rò rỉ qua hội nghị, tọa đàm, hội thảo, gợi hỏi... thông qua các quan hệ ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân tưởng chừng như chỉ “tay bắt mặt mừng”. Kiểm soát, ngăn chặn lộ, mất BMNN hiện nay khó hơn bao giờ hết. Vấn đề là thông qua Luật Bảo vệ BMNN (nâng Pháp lệnh lên cấp độ Luật) có thực sự tạo ra “khuôn khổ pháp lý đầy đủ, vững chắc” hay không?

So với Pháp lệnh trước đây, Luật Bảo vệ BMNN có nhiều điểm mới, trong đó có việc xác định BMNN là thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác chưa công khai, nếu bị lộ, mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Tuy nhiên, vấn đề “mấu chốt” thì Luật được thông qua không phải ở chỗ các điều, khoản mà là ở chỗ hiểu biết, giác ngộ, trách nhiệm và ý thức của cán bộ, đảng viên; trách nhiệm và ý thức công dân đối với các vấn đề an nguy của đất nước.

Phải nâng cao giác ngộ, ý thức và kỹ năng về bảo vệ BMNN.

Đọc thêm

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).