Triển khai hiệu quả Ngày pháp luật trong lĩnh vực Tài chính

Ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính.
Ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính.
(PLO) - “Với phương châm gắn việc phổ biến tuyên truyền pháp luật với nhiệm vụ công vụ, trong những năm qua việc triển khai Ngày Pháp luật tại Bộ Tài chính đã thực sự lan tỏa và trở thành công cụ hữu hiệu trong xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật tài chính, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho DN”, ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính, thông tin với PLVN.

- Ngày Pháp luật Tài chính 28/8 là một hoạt động thường niên, được Bộ Tài chính tổ chức từ trước khi Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (PBBGDPL) có hiệu lực thi hành. Ông đánh giá thế nào về vai trò của việc PBGDPL đối với ngành tài chính?

- PBGDPL có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật; việc cung cấp thông tin pháp luật kịp thời đến các đối tượng sẽ giúp cho việc chấp hành pháp luật hiệu quả hơn, nâng cao tính tuân thủ trong thi hành pháp luật. Với nhận thức về tầm quan trọng của công tác này, những năm qua Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác này với những giải pháp thiết thực. 

Ngay từ cuối năm 2010, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo lấy ngày 28/8 là Ngày Pháp luật Tài chính. Theo đó, hàng năm vào ngày này toàn ngành đều tổ chức sinh hoạt, tọa đàm đánh giá kết quả công tác thi hành pháp luật, tổ chức các hoạt động đối thoại với DN… nhằm thúc đẩy nhiệm vụ xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế về pháp luật tài chính.

Đây chính là tiền đề để Bộ Tài chính triển khai Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11) thực chất và hiệu quả. Theo đó, trong chỉ đạo, điều hành công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL tài chính thời gian qua, Lãnh đạo Bộ Tài chính luôn xác định việc triển khai Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11) và Ngày Pháp luật Tài chính (28/8) là một trong những giải pháp để thúc đẩy các hoạt động xây dựng pháp luật, xử lý vướng mắc trong thực hiện văn bản QPPL và hỗ trợ pháp lý cho DN. Vì vậy, trong Kế hoạch PBGDPL hàng năm luôn quy định rõ các hoạt động triển khai Ngày pháp luật để các đơn vị chủ động trong chuẩn bị thực hiện tốt nhiệm vụ này.

- Ông có thể điểm lại những kết quả mà Bộ Tài chính đã đạt được thông qua việc triển khai hiệu quả Ngày Pháp luật?

- Triển khai Ngày Pháp luật nói chung không chỉ đơn thuần là hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật mà trọng tâm là hướng tới công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính. Chính vì thế kể từ khi triển khai Ngày Pháp luật Tài chính (năm 2010) đến nay, nhất là sau đó năm 2013 lại gắn với triển khai Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế tài chính được đẩy mạnh và hoàn thành với khối lượng rất lớn (từ năm 2010 đến nay Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua 22 luật, cho ý kiến 1 dự án luật; trình Quốc hội, UBTVQH 12 nghị quyết; đồng thời đã trình Chính phủ ban hành 158 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 127 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 1.699 thông tư, thông tư liên tịch).

Với những kết quả đạt được trong việc triển khai pháp luật như đã nêu trên cho thấy thông qua các hoạt động triển khai trong ngày pháp luật đã thúc đẩy, lan tỏa tinh thần phấn đấu, hoàn thành tốt công tác xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật tài chính, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi pháp luật tài chính.

- Đến thời điểm này Bộ Tài chính đã có những chuẩn bị gì để việc triển khai hiệu quả Ngày pháp luật 2017 thưa ông?

- Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, trọng tâm của các hoạt động trong thời gian triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam là nhằm hướng đến việc triển khai và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng chính sách, văn bản QPPL; thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp cải cách hành chính để tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân và DN ... 

Đây cũng là những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính trong việc triển khai Ngày Pháp luật Tài chính và Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã lựa chọn khẩu hiệu trong thời gian thực hiện Ngày Pháp luật là:  "Cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính tích cực, chủ động cải cách và hoàn thiện thể chế tài chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia".

Đối với ngành tài chính, những năm qua luôn gắn việc triển khai Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11) với việc triển khai Ngày Pháp luật Tài chính (28/8), theo đó, thời gian để triển khai các hoạt động Ngày Pháp luật Tài chính và Ngày Pháp luật Việt Nam dự kiến xuyên suốt từ ngày 15/8 đến ngày 30/11/2017. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian này là xây dựng thể chế với việc trình Quốc hội thông qua Luật quản lý nợ công (sửa đổi) và trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017); trình Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) và nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng 03 dự án luật trình Chính phủ thông qua để kịp thời đề xuất bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, gồm: (i) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập DN, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế tài nguyên; (ii) Luật Thuế tài sản và (iii) Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Bên cạnh đó, kịp thời xây dựng các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý, sử dụng tài sản công để trình Chính phủ ký ban hành có hiệu lực cùng với thời điểm có hiệu lực của Luật.

Song song với việc khẩn trương xây dựng các văn bản pháp luật về tài chính nêu trên, các hoạt động được đẩy mạnh  triển khai trong Ngày Pháp luật năm 2017 như tiếp tục đẩy mạnh công các phổ biến, tuyên truyền, tập huấn triển khai các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các văn bản QPPL do Bộ Tài chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành trong thời gian qua như: Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán (sửa đổi), Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các Nghị định của Chính phủ được ban hành trong năm 2017; Kịp thời thông tin pháp luật và đối thoại giải đáp chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng văn bản QPPL cho DN, người nộp thuế, người khai hải quan. Đẩy mạnh hoạt động giải đáp, xử lý dứt điểm các vướng mắc trong thực hiện văn bản QPPL và TTHC...

- Trân trọng cảm ơn ông! 

Tin cùng chuyên mục

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Đọc thêm

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.