Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2024

Kế hoạch của Tổng cục QLTT tập trung vào kiểm tra, kiểm soát những địa bàn trọng tâm, những mặt hàng trọng điểm.
Kế hoạch của Tổng cục QLTT tập trung vào kiểm tra, kiểm soát những địa bàn trọng tâm, những mặt hàng trọng điểm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tổng cục Quản lý thị trường vừa Ban hành kế hoạch số 09/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Mục đích của Kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả các Chỉ thị, Công điện, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT và Cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại; chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2024.

Đặc biệt, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thông qua công tác thông tin tuyên truyền.

Theo Kế hoạch, Lãnh đạo Tổng cục QLTT giao Cục Nghiệp vụ QLTT tiếp tục đôn đốc các đơn vị thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025; Chủ động nắm chắc địa bàn và tình hình diễn biến thị trường; kịp thời nhận diện các vấn đề mới nổi cộm, phức tạp để tham mưu Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo kiểm tra, xử lý, nhất là các đối tượng/vụ việc vi phạm liên tỉnh, quy mô lớn; Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, hỗ trợ kịp thời về chuyên môn nghiệp vụ, nhân lực cho Cục QLTT các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Đối với Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là Cục QLTT tại các tỉnh biên giới, Lãnh đạo Tổng cục yêu cầu các đơn vị cần phối hợp với lực lượng chức năng như Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm dịch động vật,.. tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng hóa nhập lậu, hàng hóa vận chuyển trái phép từ khu vực tuyến biên giới đường bộ, đường biển vận chuyển vào thị trường nội địa tiêu thụ; Rà soát, giám sát chặt chẽ các kho tàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, chợ biên giới.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cũng đặc biệt lưu ý đến các mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm. Cụ thể, tại tuyến biên giới phía Bắc, các mặt hàng cần đặc biệt lưu ý gồm: gia súc, gia cầm, nội tạng động vật, pháo nổ, hàng điện tử, vải, quần áo, giày dép, đồ trang trí Tết,.... Tại tuyến biên giới Miền Trung - Tây Nguyên: đường cát, rượu, bia, nước giải khát, pháo nổ, hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng.... Đối với tuyến biên giới Tây Nam: đường cát, thuốc lá điếu, xăng dầu, hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng, quần áo đã qua sử dụng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, pháo nổ...

Đối với Cục QLTT các tỉnh, thành phố trong nội địa, Tổng cục QLTT cũng yêu cầu tập trung công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tại các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ dân sinh, các tuyến phố buôn bán, các cơ sở sản xuất; chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân dịp Tết Nguyên đán; Phối hợp với các lực lượng chức năng và Cục QLTT các tỉnh biên giới phòng ngừa, ngăn chặn hàng hóa vi phạm vận chuyển từ tuyến biên giới đường bộ, đường biển, đường hàng không vào thị trường nội địa tập kết, tiêu thụ; Phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường công tác thu thập thông tin, thẩm tra xác minh, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.

Đối với Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Tổng Cục trưởng yêu cầu tăng cường việc giám sát hoạt động công vụ của lực lượng QLTT các địa phương; tham mưu Lãnh đạo Tổng cục kiểm tra đột xuất các đơn vị trực thuộc và công chức QLTT có dấu hiệu vi phạm nhằm kịp thời chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính của đơn vị, công chức QLTT...

Kế hoạch được triển khai bắt đầu từ ngày 20/11/2023 đến hết ngày 29/02/2024.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market
(PLVN) -  Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, siêu thị Tops Market Hà Nội ghi nhận tình trạng gia tăng đột biến về lượng khách hàng đổ xô mua sắm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt bò, thịt lợn, rau củ, mì tôm, ...

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại các 'điểm nóng' của bão số 3 cơ bản đảm bảo

Hệ thống cung ứng hàng hóa thiết yếu tại nhiều địa phương ảnh hưởng nặng do bão số 3 vẫn được duy trì, giá biến động nhẹ.
(PLVN) - Theo thông tin từ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc cung ứng hàng hóa tại các khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 3 vẫn cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, một số địa phương ghi nhận sự tăng giá nhẹ đối với các mặt hàng rau, củ, quả và sự gián đoạn trong công tác vận chuyển do tình trạng ngập úng.

Nỗi lòng tiểu thương khi Trung thu chưa tới mà bão đã về

Sạp hàng nhỏ của chị Luyến trên tuyến phố Hàng Mã, Hà Nội sau cơn bão.
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến Tết Trung thu, thế nhưng thay vì không khí náo nhiệt thường thấy, những tiểu thương trên phố Hàng Mã (Hà Nội) đang đứng trước tình cảnh ế ẩm. Bão Yagi bất ngờ đổ bộ đã phá tan mọi kỳ vọng về một mùa buôn bán khởi sắc, khiến nhiều người bán lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Người Hà Nội lại ‘đổ xô’ tích trữ thực phẩm sau bão

Người dân đi mua thực phẩm tích trữ tối ngày 10/9.
(PLVN) - Ngày hôm nay (10/9) người dân ở Hà Nội lại “đổ xô” đi mua thực phẩm tích trữ. Nguyên nhân do sau bão số 3, tình hình mưa lớn vẫn tiếp tục duy trì ở Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội, nhiều khu vực ngập úng, nước lũ trên các sông dâng cao. Nhiều quầy hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh gần như trống trơn…

Ngày mai, giá xăng có thể giảm tiếp?

Giá xăng dầu trong nước được dự báo tiếp tục giảm vào ngày mai. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong kỳ điều hành ngày mai (5/9), giá xăng dầu trong nước được dự báo có thể tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp, với mức giảm dao động từ 100-200 đồng/lít.

Giá vàng ngày 30/8: Thế giới tăng mạnh, trong nước ổn định

Vàng trong nước hôm nay ngày 30/8 ổn định.
(PLVN) - Trong khi giá vàng thế giới hôm nay (ngày 30/8) neo ở mức cao 2.517 USD/ounce thì tại thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, các thương hiệu vàng trong nước hầu như không điều chỉnh giá mua - bán kim loại quý này. Giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 81 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tăng 50.000 đồng so kết phiên hôm qua và giao dịch ở mức 78,65 triệu đồng/lượng.

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ: Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các tháng cuối năm nay, xuất khẩu (XK) cá tra sang Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng đơn hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp XK vẫn phải đối mặt với những ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ukraine, hay những xung đột ngày càng căng thẳng chưa đến hồi kết trên Biển Đỏ.

Lãi suất tiền gửi ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Một số ngân hàng vốn giữ ổn định ở nhiều tháng trước thì nay cũng bất ngờ tăng nhẹ lãi suất. Ngân hàng đang có mức lãi suất tiền gửi cao nhất là Ngân hàng PvcomBank với lãi suất niêm yết ở mức 9,5% cho kỳ hạn 12 tháng.

Chương trình khuyến mại Quốc gia 2024: Cơ hội vàng cho tiêu dùng và phát triển kinh tế

Ảnh minh hoạ (Ảnh: anninhthudo.vn)
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa chính thức công bố "Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024" diễn ra từ ngày 2/12 đến 31/12/2024. Đây là sự kiện khuyến mại lớn nhất trong năm, hứa hẹn mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn cho người tiêu dùng trên cả nước, đồng thời góp phục hồi và phát triển kinh tế.