Trẻ 5-11 tuổi tiêm vaccine COVID-19 có thể gặp tác dụng phụ nào?

0:00 / 0:00
0:00
Theo trích dẫn từ trang web của hệ thống y tế Mayo Clinic, Mỹ, vaccine COVID-19 an toàn ở trẻ 5-11 tuổi (kể cả người bị dị ứng), các phản ứng phụ tương tự vaccine thông thường khác, tỷ lệ viêm cơ tim rất hiếm gặp.

Theo trích dẫn từ trang web của hệ thống y tế Mayo Clinic, Mỹ, vaccine COVID-19 an toàn ở trẻ 5-11 tuổi (kể cả người bị dị ứng), các phản ứng phụ tương tự vaccine thông thường khác, tỷ lệ viêm cơ tim rất hiếm gặp.

Hiện, không có bằng chứng cho thấy vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến quá trình dậy thì và khả năng sinh sản của trẻ nhỏ. Các thử nghiệm lâm sàng trên người đã tiêm chủng trong dân số nói chung cho thấy vaccine an toàn.

Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy tác dụng phụ của vaccine Pfizer (loại vaccine được nhiều nước chấp thuận tiêm cho trẻ nhỏ) cũng giống với các vaccine cơ bản mà trẻ tiêm vào những tháng đầu đời. Phản ứng phổ biến nhất là mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức cơ, sưng đỏ cánh tay. Những triệu chứng này sẽ biến mất sau vài ngày, không có báo cáo về tác dụng phụ lâu dài.

Biến chứng viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim khá hiếm gặp, chủ yếu xảy ra ở thanh thiếu niên. Pfizer không báo cáo bất cứ ca viêm tim nào trong thử nghiệm lâm sàng ở trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

Hơn 10 triệu trẻ em ở Canada và Mỹ đã được tiêm chủng. Giới chức nhận rất ít báo cáo về tình trạng này. Các phản ứng nhìn chung nhẹ nhàng và lành tính. Nguy cơ viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau tiêm chủng thấp hơn so với mắc COVID-19.

Vaccine cũng an toàn với trẻ bị dị ứng thực phẩm. Trẻ có tiền sử dị ứng các loại thức ăn, thuốc uống, nọc côn trùng hoặc dị ứng thời tiết vẫn có thể tiêm chủng mà không đòi hỏi bất cứ biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào.

Hôm 19/1, Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) của Singapore cho biết không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào liên quan tới vaccine COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi tại nước này. Tính đến hết 31/12/2021, chỉ có 6 trường hợp có phản ứng phụ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,03% trong tổng số 20.327 liều vaccine đã được tiêm. HSA nhận được báo cáo về một số trường hợp trẻ có phản ứng phụ như phát ban, chóng mặt, sốt và khó thở, nhưng không nghiêm trọng.

Đối với trẻ trên 12 tuổi, HSA nhận được báo cáo về 1.170 trường hợp có phản ứng phụ (83 ca phản ứng nghiêm trọng), chiếm 0,18% trong tổng số 663.000 liều vaccine được tiêm.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng cho biết trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tiêm vaccine Pfizer hiếm khi gặp phản ứng phụ nghiêm trọng. Tính đến ngày 19/12/2021, tức khoảng 6 tuần sau chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi, CDC cho biết họ nhận được rất ít báo cáo về các vấn đề nghiêm trọng. Cơ quan đã đánh giá dữ liệu từ bác sĩ, cộng đồng, khảo sát cha mẹ hoặc người giám hộ của khoảng 43.000 trẻ ở độ tuổi này.

Các em bị đau tại vùng tiêm, mệt mỏi hoặc nhức đầu, đặc biệt sau liều thứ hai. Khoảng 13% bị sốt. Song các ca viêm cơ tim - tác dụng phụ sau tiêm vaccine Pfizer ở một số thanh thiếu niên và người lớn - vẫn rất hiếm ở trẻ nhỏ. CDC nhận được 11 báo cáo về tình trạng này từ bác sĩ và cộng đồng. Trong đó, 7 em đã bình phục, 4 em đang trong quá trình hồi phục, cơ quan cho biết. Theo CDC, tỷ lệ viêm cơ tim do vaccine cao nhất ở nam thanh thiếu niên, từ 12 đến 29 tuổi. Các cố vấn của cơ quan này kết luận nguy cơ "có thể thấp hơn" ở trẻ nhỏ so với thanh thiếu niên.

Khi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine vào tháng 3/2020, Pfizer không tuyển tình nguyện viên là trẻ em vì vấn đề đạo đức. Tiến sĩ Christine Turley, chuyên gia khoa Nhi, phó chủ tịch tại Viện Nghiên cứu Atrium Health Levine Children, Mỹ, cho biết trẻ em có cơ thể và hệ miễn dịch khác với người lớn. Các nhà khoa học muốn tìm hiểu kỹ về các rủi ro trước khi thử nghiệm trên nhóm tuổi này.

Từ khi có thêm dữ liệu về vaccine, giới khoa học đã mở rộng nghiên cứu ở trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Sau khi đánh giá về liều lượng, tác dụng phụ, tần suất và các yếu tố quan trọng khác, các chuyên gia không phát hiện bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào.

Một số phụ huynh vẫn lo ngại do vaccine COVID-19 được phát triển quá nhanh chóng. Tuy nhiên, tiến sĩ Turley nhận định thử nghiệm lâm sàng đã tuân thủ chính xác các quy chuẩn an toàn. Bà nói: "Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã làm việc chặt chẽ với các chuyên gia để nghiên cứu vaccine Covid-19. Thiết lập thử nghiệm thông thường mất nhiều thời gian, song từ trước khi có ứng viên vaccine, họ đã thảo luận về vấn đề này".

Tiến sĩ Purvi Parikh, nhà dị ứng, miễn dịch học của Mạng lưới Dị ứng và Hen suyễn cho rằng các bậc cha mẹ không nên quá e dè với vaccine. "Đừng lo ngại nếu nhận được thông báo tiêm chủng, bởi nguy cơ nhiễm nCoV lớn hơn bất kỳ rủi ro do vaccine nào".

Liều lượng và hiệu quả vaccine cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi

Theo hướng dẫn từ hãng dược Pfizer, trẻ từ 5 đến 11 tuổi sử dụng vaccine với liều 10 microgam, bằng một phần ba so với người lớn và thanh thiếu niên. Liều thứ hai tiêm ít nhất 8 tuần sau liều đầu tiên.

Các nhà khoa học nhận định trẻ em vẫn có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ dù liêm vaccine liều thấp. Trên thực tế, liều lượng này thậm chí phù hợp với cả người lớn, theo tiến sĩ Robert Frenck, chỉ đạo thử nghiệm vaccine tại Bệnh viện Nhi Cincinnati. Điều này tương đồng với nhận định trước đó, rằng lượng vaccine nhỏ cũng có thể tác dụng cao ở người nặng cân hơn.

Trước đó, ngày 23/10/2021, Pfizer công bố kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine của hãng hiệu quả hơn 90% ở trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

"Vaccine ngăn ngừa các ca COVID-19 có triệu chứng (ít nhất 7 ngày sau liều thứ hai) ở những tình nguyện viên chưa từng nhiễm virus, hiệu quả là 90,7%", theo tài liệu đăng trên trang web của FDA.

Liều lượng vaccine dựa trên độ tuổi và hệ thống miễn dịch, không phụ thuộc vào cân nặng. Vì vậy, trẻ quá cân hoặc thấp còi hơn so với cân nặng trung bình vẫn có thể sử dụng vaccine bình thường.

Theo phân tích từ Nam Phi và Anh, vaccine COVID-19 vẫn hiệu quả bảo vệ trẻ em trước biến chủng Omicron. Các chuyên gia nhận định càng nhiều người được tiêm chủng, nguy cơ xuất hiện biến chủng mới càng thấp.

Một cậu bé 15 tuổi tiêm vaccine COVID-19 tại Trung tâm Y tế Nhi Cohen ở New York, Mỹ, ngày 13/5/2021. Ảnh: Reuters

Bộ Y tế Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi, báo cáo Chính phủ chờ phê duyệt, song chưa rõ thời gian triển khai.

Hiện nay, cùng với mục tiêu "phủ" vaccine mũi hai cho người từ 18 tuổi trở lên, Việt Nam đang đẩy mạnh tiêm mũi 3 và hoàn thành tiêm cho người 12-17 tuổi. Tính đến ngày 10/1, khoảng 13,9 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm cho trẻ 12-17 tuổi cả nước, trong đó có 7,9 triệu mũi một và 5,9 triệu mũi hai.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.