Trào lưu ép đầu tròn cho trẻ sơ sinh

0:00 / 0:00
0:00
Dùng một khuôn thạch cao giống như mũ bảo hiểm đeo suốt ngày cho trẻ là một trong nhiều cách phụ huynh đất nước tỷ dân đang áp dụng để con có đầu tròn, dù 

Tin tưởng đầu tròn sẽ đẹp, các bậc cha mẹ Trung Quốc đang lên các phương tiện truyền thông xã hội để thảo luận những cách "thần kỳ" giúp chỉnh sửa hình dạng đầu của trẻ. Họ nghĩ trẻ sơ sinh vẫn có xương mềm và đầu có thể thay đổi hình dạng nên cần tranh thủ thời gian.

"Tôi đã đưa con đi chỉnh đầu, bất chấp phản đối của gia đình", một bà mẹ viết bài đăng thu hút nhiều tương tác vào đầu tháng 9.

Trong câu chuyện, cô kể chi tiết con đường mà con gái 7 tháng tuổi của mình đã trải qua. Vì bé thích nằm ngửa khi ngủ, đầu có xu hướng phẳng và bè ra. Người mẹ cố gắng cho con ngủ nghiêng nhưng không hiệu quả.

Thiết bị được cho là giúp trẻ có đầu tròn đang được nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc mua sắm. Ảnh: NY Post.

Dạo trước người mẹ đưa con đến một phòng khám địa phương để đặt riêng một thiết bị chỉnh đầu. Các nhân viên phòng khám bọc đầu bé trong nhiều lớp thạch cao, sau đó tạo khuôn vừa đầu em.

Khuôn được thiết kế để em bé đeo suốt cả ngày, nhằm định hình đầu và có thể tháo ra. Khi bị cộng đồng mạng "ném đá", người mẹ bảo vệ quan điểm: "Tôi nghĩ đội khuôn cho đầu cũng giống như người ta đeo niềng răng, chỉ là chỉnh sửa một bộ phận cơ thể và làm cho nó đẹp hơn", cô nói.

"Đầu xuôi đuôi lọt, tôi biết những người phụ nữ chạy theo nhan sắc đau đớn như thế nào", người mẹ trẻ nói thêm.

Một số người dùng mạng ủng hộ quyết định của người mẹ trên: "Không người mẹ nào đội khuôn cho con mình mà không có lý do"; "Chịu khổ bây giờ sẽ có đầu đẹp trong tương lai"; "Khi con lớn lên, nó sẽ rất biết ơn bạn".

Nhưng đa số phản đối hành động của người mẹ. "Bạn không cần phải phức tạp hóa vấn đề như vậy. Một khi lớn lên, hình dạng đầu đứa trẻ sẽ tự động điều chỉnh trở lại. Đừng để sự lo lắng của bạn khiến con phải chịu đau đớn", một người bình luận.

Trên Taobao và các trang thương mại điện tử khác đang bán một loạt các sản phẩm chỉnh hình đầu như gối, mũ bảo hiểm và chiếu cho các bậc cha mẹ không muốn đưa con đến phòng khám. Một nhân viên cửa hàng trên Taobao bán gối chỉnh đầu cho trẻ em dưới hai tuổi cho biết đã nhận được phản hồi tích cực về sản phẩm và khuyến nghị "nên mua sớm nếu có nhu cầu" vì sản phẩm đắt hàng.

"Chúng tôi có một chiếc gối định hình đầu chuyên nghiệp từ Hàn Quốc. Nếu con bạn bạn được ba tháng tuổi, sẽ có một sự thay đổi đáng chú ý trong khoảng 45 ngày. Trẻ càng lớn, hộp sọ của chúng càng khó định hình hơn", nhân viên bán hàng giới thiệu.

Khẩu hiệu quảng cáo cho sản phẩm của cửa hàng này là: "Đầu lệch, đầu phẳng, đầu méo, hãy vào cửa hàng của chúng tôi". Sản phẩm gối chỉnh hình giá 306 tệ (khoảng 1,2 triệu đồng) và họ bán được khoảng 200 chiếc mỗi tháng.

"Con tôi thích nằm ngửa khi ngủ và hiện tại bị bẹp đầu. Tôi hy vọng chiếc gối sẽ khắc phục điều đó", một người mua bình luận dưới trang bán hàng.

Mong muốn có một cái đầu tròn đang là mốt ở Trung Quốc gần đây. Trong khi đó nhiều thập kỷ trước, họ lại tin rằng đầu phẳng và trán rộng là dấu hiệu của sự may mắn. Một số cha mẹ bắt con ngủ trên sách hoặc ván gỗ để làm phẳng phần sau đầu.

Chiếc mũ giúp trẻ tròn đầu cũng từng được bán ở nhiều nước. Ảnh: Healthline.

Các chuyên gia y tế lại cho rằng, cha mẹ nên để con sơ sinh phát triển theo tự nhiên. Bác sĩ nhi khoa họ Guo ở Nam Kinh, cho biết khuôn thạch cao định hình đầu được sử dụng tại các bệnh viện trong phương pháp điều trị bệnh lý liên quan đến hộp sọ. Nếu trẻ có vấn đề, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn tường tận.

"Việc chỉnh sửa hình dạng đầu của một đứa trẻ vì mục đích thẩm mỹ là vô nghĩa. Nó đơn thuần chỉ là sự lo lắng quá mức của phụ huynh đối với con cái", ông nói.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.