Tránh chủ quan với bão số 7 Pakhar

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp
(PLO) - Sáng 27/8, trước diễn biến khó lường của cơn bão số 7 có tên quốc tế là Pakhar, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp khẩn với các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để triển khai các biện pháp ứng phó.

Cùng tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, hiện nay, bão số 7 đang mạnh lên và di chuyển nhanh về khu vực biên giới phía Bắc. Theo dự báo, bão số 7 sẽ đổ bộ vào Trung Quốc, nhưng hoàn lưu bão có thể tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Nguy cơ tiếp tục xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ là rất cao, nhất là tại các khu vực xảy ra mưa lớn vừa qua.

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá thiệt hại của những cơn bão gần đây rất nặng nề.

“Mặc dù chúng ta đã chủ động ứng phó, tuy nhiên thiệt hại về người và của do sạt lở, lũ quét vừa qua tại các tỉnh phía Bắc là rất lớn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, hiện nay, mặc dù cơn bão số 7 được dự báo không đi thẳng vào nước ta, tuy nhiên, hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía bắc vẫn rất cao. Do đó, các bộ ngành, địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, hạn chế thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước.

“Các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, nhất là những hộ có người bị nạn; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa hoặc phải di dời; hỗ trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm, không để người dân bị đói; sửa chữa trường lớp, bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh để chuẩn bị bước vào năm học mới”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Bên cạnh việc kiểm soát bảo đảm an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, nhất là các tàu du lịch khu vực Vịnh Hạ Long, Cát Bà, các bộ ngành địa phương cần tiếp tục kiểm tra, rà soát để chủ động sơ tán khẩn cấp các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những nơi vừa qua đã bị sạt lở, lũ quét, khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét hoặc vùng thấp trũng dễ bị ngập sâu khi mưa lớn để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ NN&PTNT xây dựng bản đồ các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, quy hoạch sắp xếp lại dân cư để chủ động phòng tránh.

Về lâu dài, các Bộ cần xây dựng bản đồ các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, quy hoạch sắp xếp lại dân cư để chủ động phòng tránh
Về lâu dài, các Bộ cần xây dựng bản đồ các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, quy hoạch sắp xếp lại dân cư để chủ động phòng tránh

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các bộ chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương kiểm tra, vận hành an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập và công trình, giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị khắc phục nhanh sự cố trên các trục giao thông chính trong các đợt mưa lũ vừa qua; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện tại các khu vực trọng điểm, xung yếu để sẵn sàng khắc phục khi xảy ra sự cố.

Công tác thông tin truyền thông về tình hình bão lũ vừa qua được Phó Thủ tướng đánh giá cao, đặc biệt là việc triển khai thông tin tình hình bão lũ bằng tin nhắn qua hệ thống của các nhà mạng viễn thông đã góp phần cảnh báo sớm các nguy cơ, để địa phương, người dân chủ động, kịp thời ứng phó.

“Cần làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, đưa tin kịp thời về diễn biến bão, lũ, dự báo, chỉ đạo ứng phó với bão, lũ để các cơ quan và người dân biết, chủ động ứng phó, tránh tư tưởng chủ quan”, Phó Thủ tướng yêu cầu./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.