Tranh chấp đầu tư quốc tế: Vì sao Chính phủ Nigeria phải bồi thường 6,6 tỷ USD?

Tính đến nay, số tiền mà Chính phủ Nigeria phải bồi thường lên đến 9,6 tỷ USD và con số này còn tăng cao cho đến thởi điểm thanh toán do lãi suất mỗi ngày là 1,3 triệu USD
Tính đến nay, số tiền mà Chính phủ Nigeria phải bồi thường lên đến 9,6 tỷ USD và con số này còn tăng cao cho đến thởi điểm thanh toán do lãi suất mỗi ngày là 1,3 triệu USD
(PLVN) - Như Báo PLVN đã thông tin, thực trạng tranh chấp đầu tư quốc tế cho thấy việc giải quyết tranh chấp có thể kéo dài nhiều năm, tốn kém nhiều tiền của và công sức. Câu chuyện của Chính phủ Nigeria (FGN) phải bồi thường 6,6 tỷ USD trong một vụ kiện tranh chấp khí đốt là một ví dụ. 

Tranh chấp đầu tư quốc tế - không đùa với đống lửa âm ỉ cháy: Kỳ III

Mặc dù chưa hề bỏ vốn thực hiện Dự án đầu tư tại Nigeria, P&ID được hội đồng trọng tài phán quyết yêu cầu Chính phủ Nigeria (FGN) phải bồi thường 6,6 tỷ USD trong một vụ kiện tranh chấp đầu tư (tại thời điểm ban hành phán quyết năm 2017) và tính đến nay, số tiền bồi thường lên đến 9,6 tỷ USD và con số này còn tăng cao cho đến thởi điểm thanh toán (lãi suất mỗi ngày là 1,3 triệu USD). Con số 9,6 tỷ USD này bằng khoảng 20% dự trự ngoại hối của Nigeria, 1/3 tổng ngân sách nhà nước của Nước này năm 2019, và 2.5% tổng GDP, hơn 50% những gì nước này thu được từ dầu thô năm 2018.

Thoả thuận đổ bể khi chưa có nhà máy nào được xây dựng!

Tranh chấp phát sinh từ một hợp đồng cung cấp và chế biến khí năm 2010 (GSPA) giữa FGN và P&ID, trong đó thỏa thuận rằng FGN sẽ xây đường ống dẫn khí đến nhà máy chế biến khí ở Calabar, phía đông Nigeria.

Nhà máy này do P&ID xây miễn phí, sau đó sẽ lọc khí tự nhiên (cũng miễn phí) cho nhà nước. Để đổi lại, P&ID sẽ được phép bán 15% lượng khí prôpan, ethane và butane là sản phẩm phụ từ lọc khí, và số còn lại 85% trả lại cho FGN để sử dụng cho nhà máy phát điện cho phần lớn vùng phía đông Nigeria.

P&ID hy vọng thỏa thuận này có thể tạo ra khoảng 5-6 tỷ USD lợi nhuận trong khoảng thời gian 20 năm, đó chính là cách hội đồng trọng tài xác định giá trị thiệt hại trong phán quyết.

Tuy nhiên, thỏa thuận này đổ bể năm 2012 mà không hề có đoạn ống hay nhà máy xử lý nào được xây dựng. P&ID kiện rằng FGN đã không cung cấp các hạ tầng cần thiết để họ có thể thực hiện được các cam kết theo hợp đồng, trong khi FGN cho rằng P&ID đã không xây dựng nhà máy xử lý khí và do đó vi phạm nghiêm trọng GSPA.

Tháng 8/2012, tranh chấp được đưa ra trọng tài theo điều khoản trọng tài của GSPA, mặc dù FGN cho rằng hội đồng trọng tài không có thẩm quyền đối với hợp đồng, FGN đã không nộp cho hội đồng trọng tài bất cứ tài liệu hay chứng cứ chuyên gia nào về điểm này, và vấn đề này bị hội đồng trọng tài bác ngay từ đầu và cho rằng mình có thẩm quyền và bác phần đệ trình của FGN về việc P&ID thực hiện hoạt động kinh doanh bất hợp pháp ở Nigeria.

Phán quyết của hội đồng trọng tài khiến cả thế giới phải... giật mình!

Về vấn đề trách nhiệm pháp lý, hội đồng trọng tài bác các lập luận của FGN rằng Bộ Tài nguyên dầu khí đã thực hiện vượt quá thẩm quyền của mình khi ký GSPA, hoặc nghĩa vụ của FGN đã bị bên thứ ba là chủ sở hữu mỏ khí vô hiệu hóa, hoặc do việc P&ID không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng nhà máy xử lý. Hội đồng trọng tài cho rằng FGN đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo GSPA, và rằng P&ID có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại do sự vi phạm đó.

Vấn đề thẩm quyền và trách nhiệm trong vụ kiện này không gây ra quá nhiều tranh cãi, nhưng phán quyết về thiệt hại đã khiến thế giới phải giật mình và chú ý đến.

Hội đồng trọng tài bác lập luận của FGN rằng do P&ID chưa thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình theo hợp đồng, thiệt hại của P&ID đối với việc mất đi giá trị lợi nhuận từ việc bán khí trong 20 năm không “tự nhiên chảy ra” từ việc vi phạm GSPA.

Hội đồng trọng tài không hề xem xét phương pháp kiểm chứng đúng giá trị thiệt hại đặt ra vấn đề là liệu P&ID có thực hiện nghĩa vụ của mình không. Hội đồng trọng tài làm rõ rằng một khi FGN đã vi phạm hợp đồng, nghĩa vụ của P&ID về cơ bản kết thúc.

Do vậy, khi tính toán thiệt hại, Hội đồng trọng tài tính trên cơ sở tình trạng mà P&ID có được nếu hợp đồng được thực hiện. Hội đồng trọng tài cũng cho rằng quan điểm của họ có thể thay đổi nếu FGN viện dẫn được các bằng chứng chứng minh rằng P&ID không thể thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ của mình trong bất cứ trường hợp nào, nhưng FGN trên thực tế đã không viện dẫn được bất cứ chứng cứ nào để chứng minh việc này.

Sau chứng cứ do chuyên gia của P&ID đưa ra, hội đồng trọng tài quyết định rằng việc tính toán thiệt hại sẽ là giá trị ròng hiện tại của lợi nhuận mà P&ID đáng ra có được từ GSPA, tổng số là 6,597 tỷ USD. Hội đồng trọng tài cũng yêu cầu FGN phải thanh toán số tiền lãi là 7% giá trị phán quyết cho đến thời điểm thanh toán.

Chính phủ Nigeria đã quyết định kháng cáo quyết định của tòa án Anh yêu cầu họ trả khoản bảo lãnh 200 triệu đô la trong vụ tranh chấp khí đốt trị giá 9,6 tỷ đô la, theo tuyên bố của Bộ trưởng Tư pháp Abubakar Malami (ảnh)
 Chính phủ Nigeria đã quyết định kháng cáo quyết định của tòa án Anh yêu cầu họ trả khoản bảo lãnh 200 triệu đô la trong vụ tranh chấp khí đốt trị giá 9,6 tỷ đô la, theo tuyên bố của Bộ trưởng Tư pháp Abubakar Malami (ảnh)

Theo AFP, vào tháng 8/2019, một tòa án của Anh đã ủy quyền cho P&ID thu giữ hơn 9 tỷ đô la tài sản mà chính phủ Nigeria gửi ở Anh.

Nigeria đã kháng cáo quyết định này vào cuối tháng 9 và đạt được chấp thuận cho tạm dừng thi hành án với điều kiện cung cấp khoản bảo lãnh 200 triệu đô la trong vòng 60 ngày.

"Chúng tôi đã kháng cáo quyết định mới nhất yêu cầu chính phủ Nigeria trả tiền bảo lãnh”, Bộ trưởng Tư pháp Abubakar Malami cho biết, khi thời hạn nộp tiền bảo lãnh sắp hết.

Cơ quan tư pháp Nigeria cũng đã cố gắng phản công vào tháng 9/2019, khi ra lệnh tịch thu tài sản của công ty P&ID vì cho rằng hợp đồng ký vào năm 2010 có gian lận.

Cáo buộc của Nigeria đã bị công ty P&ID bác bỏ, đồng thời tố cáo ngược lại rằng chính phủ Nigeria làm như vậy là "nhằm đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những lỗi của chính phủ Nigeria trong hợp đồng".

Đón đọc kỳ tiếp: Chuỗi các vụ Yukos kiện Liên bang Nga: đằng sau phán quyết 50 tỷ USD

Tin cùng chuyên mục

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Đọc thêm

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.