Trang phục được vẽ bằng sáp ong độc đáo

Kỹ thuật trang trí vải bằng sáp ong.
Kỹ thuật trang trí vải bằng sáp ong.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong cuộc sống hiện đại, trang phục các dân tộc đang mai một nhanh chóng. Nhiều tộc người không còn giữ được bản sắc văn hoá của trang phục truyền thống. Hiện nay, một số địa phương đã tìm cách níu giữ, phục dựng nghề dệt và tuyên truyền người dân mặc và tự hào trang phục dân tộc mình.

Người Dao Tiền tự hào với trang phục mình

Thực hiện theo Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) đang xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền đến các xóm, thôn bản và xã có người biết dệt thêu thổ cẩm, động viên người dân mặc trang phục dân tộc mình và mang sản phẩm tham gia các hội chợ triển lãm, học hỏi cách tiếp cận thị trường...

Một trong những điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt của người Dao Tiền (Cao Bằng) đó là trang phục. Tuy không rực rỡ nhưng trang phục dân tộc Dao Tiền nhã nhặn, tinh tế và ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Khác với người Dao Đỏ hoạ tiết trong trang phục chủ yếu là màu đỏ thì người Dao Tiền màu sắc chủ đạo là màu chàm và màu trắng rất hài hòa.

Các hoa văn chủ đạo trong trang phục truyền thống của người Dao Tiền phản ánh sâu sắc tình yêu thiên nhiên, cây cỏ như hình cây lúa, hoa mặt trời. Bên cạnh đó còn có các hình vật nuôi như: con chó, con gà… những con vật gần gũi và thân thuộc với cuộc sống của người dân thể hiện cuộc sống ấm no, vui tươi, sung túc.

Theo Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng (Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết, các họa tiết trang trí của người Dao đều là những ký ức văn hóa, thể hiện nhân sinh quan của dân tộc này. Theo quan niệm của người Dao, cá chính là con vật có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết về với tổ tiên. Còn chim Phượng Hoàng có trách nhiệm đưa thư cho 2 cõi, từ trần gian lên thượng giới.

Trong khi đó, cúc áo bằng bạc của người Dao cách điệu bông hoa, trên đó có hình ngôi sao tám cánh là tượng trưng cho 4 phương tám hướng của trời đất. Trang phục của người Dao Tiền với những hình thêu cầu kỳ, tinh tế rõ ràng ngoài giá trị sử dụng, tính thẩm mỹ cao còn là những câu chuyện dài về lịch sử cội nguồn dân tộc Dao.

Phụ nữ Dao Tiền tỉ mẩn trong từng công đoạn làm trang phục.

Phụ nữ Dao Tiền tỉ mẩn trong từng công đoạn làm trang phục.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền gồm áo dài, dây lưng, váy, khăn đội đầu và phụ kiện đi kèm là chiếc túi đựng trầu, trang sức bằng bạc. Trong đó, chiếc túi đựng trầu ẩn chứa giá trị sâu xa về văn hóa từ những họa tiết trên túi. Chiếc túi không chỉ là vật trang sức mà còn biểu thị vị thế, giá trị của người phụ nữ. Nam giới thường mặc áo chàm, đầu đội khăn đen hoặc mũ nồi.

Những cụ bà, cô thôn nữ ngồi trước sân nhà tỉ mẩn in hoa văn sáp ong lên thổ cẩm như những họa sĩ vẽ tranh. Vừa in sáp ong, chị Chu Thị Hạnh (Hoài Khao, Nguyên Bình, Cao Bằng), 30 tuổi ân cần giới thiệu nghề truyền thống hàng trăm năm của dân tộc mình. Phụ nữ người Dao Tiền ai cũng biết dệt vải, thêu thùa và được dạy từ lúc còn nhỏ hoặc khi về nhà chồng. Những lúc mùa nông nhàn chị em thường học tập nhau về cách nhuộm vải, thêu hoa làm những bộ trang phục đẹp.

Để hoàn thiện một bộ trang phục, đặc biệt là trang phục cô dâu mất gần một năm chuẩn bị. Cầu kỳ nhất là công đoạn thêu thùa, để tạo hoa văn trước tiên phải dùng dụng cụ vẽ. Với đôi bàn tay khéo léo hoa văn, họa tiết trên trang phục đã tạo nên những điểm nhấn riêng biệt cho trang phục phụ nữ Dao Tiền. Kỹ thuật in hoa văn trên vải bằng sáp ong của người Dao Tiền rất độc đáo. Dụng cụ khắc họa hoa văn bằng sáp ong là chiếc bút gắn ngòi đồng hoặc chiếc que tre bẻ thành hình tam giác. Loại to để tỉa tót hoa lá, loại vừa chuyên vẽ hình vuông, hình tròn, chim, ốc. Sau khi nấu chảy sáp ong họ sẽ nhúng đầu bút vẽ hoa văn lên vải.

Nhuộm chàm là công đoạn tiếp theo sau khi in bằng sáp ong. Trước khi nhuộm vải, cần ngâm vải vào nước lã rồi ngâm tiếp vào nước chàm, vải ngâm trong nước chàm khoảng 30 phút rồi vắt bớt nước đem phơi nắng, làm như vậy nhiều lần đến khi được màu vải ưng ý mới thôi. Để có tấm vải chàm đẹp, công đoạn nhuộm vải phải kéo dài từ 10 đến 15 ngày.

Vải nhuộm có màu vừa ý thì đem nhúng vào nồi nước nóng để sáp ong khô chảy ra được hoa văn màu chàm rất đẹp. Có nhiều dân tộc cũng in hoa văn, thêu vải thổ cẩm như Tày, H’Mông, Nùng... nhưng cách in hoa văn này hiện nay chỉ còn thấy ở nhóm người Dao Tiền.

Mặc dù cùng là một kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong, song do làm hoàn toàn bằng thủ công nên mỗi tấm vải do mỗi người làm ra sẽ có phong cách riêng, mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Chiếc đai lưng cũng là một trong những vật dụng quan trọng của bộ trang phục. Đai lưng là những sợi vải dài màu trắng và xanh chàm, được tết lại với nhau theo phương pháp thủ công, mỗi chiếc đai lưng có khoảng 7 – 9 sợi vải dài, mỗi sợi dài từ 2 – 2,5m, mỗi người quấn 3 vòng quanh eo. Giống với đai lưng, người Dao Tiền quấn chân bằng mảnh vải chàm đã khắc họa dài khoảng 1 – 1,5m.

Khăn đội đầu của phụ nữ Dao Tiền có màu trắng, hai đầu khăn có hai mảng hoa văn hình vuông. Khi đội khăn phụ nữ thường búi tóc tạo nét gọn gàng, duyên dáng, hài hòa phù hợp với điều kiện tự nhiên. Theo quan niệm của người Dao Tiền, khi cô gái về nhà chồng, ngoài váy, áo tự thêu dệt, còn có của hồi môn là những đồ trang sức bằng bạc do cha mẹ tặng. Những đồ trang sức này sẽ được giữ lại như bảo vật của gia đình, dòng họ và sẽ trao lại cho con cháu sau này. Người Dao Tiền luôn có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua các trang phục truyền thống.

Trang phục được trang trí hoàn toàn thủ công.

Trang phục được trang trí hoàn toàn thủ công.

Bản sắc riêng không trộn lẫn

Mỗi người phụ nữ thường có từ 10 đến 20 bộ váy để mặc trong các dịp lễ hội, lễ cấp sắc, ngày cưới xin… Bởi vậy, mọi phụ nữ Dao Tiền đều thành thạo kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong.

Phải mất đến 6 tháng tới 1 năm để có thể hoàn thành một bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Dao Tiền theo lối thủ công. Kỹ thuật chấm sáp ong trên vải được những người phụ nữ Dao Tiền khẳng định: “không quá phức tạp”, nhưng để có được độ sắc nét, không nhòe, đều mịn lại phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên nhẫn cũng như hoa tay của mỗi người. Chính vì điều đó nên chỉ có phụ nữ Dao Tiền mới đảm nhận việc in vải sáp ong, còn đàn ông thì giúp thu hoạch sáp ong.

Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao Tiền gồm: Áo, yếm, xà cạp, dây lưng, khăn vấn đầu, váy dài cùng đồ trang sức vàng bạc. Phụ nữ Dao Tiền rất thích trang sức, chủ yếu là các đồng bạc trắng hay kim loại, vòng bạc trắng được dùng để trang trí, làm các khuy bạc có đường kính từ 6 đến 7cm đính nổi bật ở trên áo chàm. Tên gọi Dao Tiền xuất phát từ việc ở cổ áo có đính 6 đến 12 đồng tiền bạc, tượng trưng cho vía của thần Ðế Mẫu, vị thần đã có công che chở, nâng đỡ cho người Dao Tiền từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ cho đến khi người Dao Tiền trở về với tổ tiên. Cả bộ trang sức có khi nặng đến vài ki-lô-gam. Một bộ trang phục đẹp hoàn chỉnh cùng với trang sức vòng bạc giá trị gần trăm triệu đồng. Vì vậy một số xóm ở huyện Nguyên Bình còn có nghề chạm bạc để làm trang sức cho trang phục Dao Tiền.

Vào thời gian nông nhàn hay các dịp Lễ, Tết, tạm gác lại việc đồng áng, nương rẫy, các bà, các chị người Dao Tiền lại tranh thủ mang những món dụng cụ được coi như “báu vật” của mình ra, tập trung thành từng nhóm để ngồi thêu hoa văn trên váy áo. Họ vẫn giữ thói quen và tự hào khi tự may trang phục và mặc trang phục truyền thống trong tất cả các dịp lễ hội, đi chợ hay trong lễ truyền thống, lễ cấp sắc.

Bộ trang phục của người phụ nữ Dao Tiền đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và kiên nhẫn và được nhiều nghệ nhân gìn giữ và truyền dạy. Giá trị văn hóa trên bộ trang phục của người Dao Tiền là một nét riêng không trộn lẫn với bất kì dân tộc nào, đại diện cho văn hóa cội nguồn dân tộc mình.

Tin cùng chuyên mục

Pha không chiến trong trận đồng đội 3 nam giữa Hà Nội và Vĩnh Long

Ngày thứ 4 giải Vô địch cầu mây Quốc Gia đúng ngày giỗ Tổ Hùng Vương

(PLVN) - Giải cầu mây vô địch Quốc Gia năm 2024 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang trong ngày thứ 4 đã chứng kiến sự đa dạng trong tư duy chiến thuật của các đội tuyển ở nội dung đồng đội 3 người của cả nam và nữ, cùng với đó là kết thúc nội dung đổi tuyển 3 nữ với vị trí số 1 thuộc về tuyển nữ cầu mây Sóc Trăng.

Đọc thêm

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 có doanh thu trên 180 tỷ đồng

Du khách tìm đặt tour trong dịp hè 2024 (ảnh Huy Hoàng).
(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 (VITM Hà Nội 2024) vừa bế mạc vào chiều 14/4/2024 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Trong 4 ngày từ 11-14/4/2024, Hội chợ đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc tại Hội chợ với trên 12.000 cuộc hẹn bên lề hội chợ; đã có hơn 10.000 tour & sản phẩm du lịch khuyến mãi được cung cấp tại Hội chợ. Doanh thu bán sản phẩm du lịch đạt trên 180 tỷ đồng.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng mở rộng tại Bắc Giang

Ban tổ chức tặng quà đại diện đại biểu các tỉnh, thành phố về tham dự hội nghị
(PLVN) -  Chiều 17/04, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Bắc Giang, đã diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Hồng mở rộng gồm: (Bắc Giang, Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vīnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là thị trường du lịch truyền thống và trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.

Ngày thứ ba giải Vô Địch cầu mây Quốc Gia năm 2024 chứng kiến nhiều pha phát bóng ăn điểm trực tiếp

Màn tranh tài giữa CAND và Nghệ An trong trận CK đội tuyển 4 nữ
(PLVN) - Trong ngày thi đấu hôm nay (17/4) đã chứng kiến hai màn đăng quang của tuyển nữ CAND và tuyển nam Đồng Nai trong nội dung thi đấu đội tuyển 4 người sau những trận tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, trong khi màn khởi đầu ở nội dung đồng đội 3 nam và đội tuyển 3 nữ lại chứng kiến những pha phát bóng ăn điểm trực tiếp.

Cầu mây Đồng Nai bảo vệ ngôi vương nội dung đội tuyển 4 nam

Trận đấu bán kết giữa Đồng Nai và Sóc Trăng
(PLVN) - Sau khi đoạt chức vô địch nội dung đội tuyển 4 nam ở giải vô địch các câu lạc bộ cầu mây toàn quốc vào hồi tháng 3 vừa qua, một lần nữa đội hình nam Đồng Nai bước lên bục vinh quang cao nhất tại giải Vô địch cầu mây Quốc Gia năm 2024 tại Bắc Giang vào sáng nay 17/04 .