Trang bị kiến thức về an toàn trên không gian mạng và bình đẳng giới cho thanh niên Việt Nam

Trang bị kiến thức về an toàn trên không gian mạng và bình đẳng giới cho thanh niên Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm nay - 4/10, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) và CEDLink chính thức khai mạc cuộc thi “Cyber S -Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng”.

Cuộc thi “Cyber S -Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng” nhằm nâng cao hiểu biết và trang bị kiến thức cho giới trẻ, thanh niên, người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội tại Việt Nam về an toàn trên không gian mạng và bình đẳng giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Cuộc thi cũng là sân chơi đầy sáng tạo để các bạn trẻ Việt Nam nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới và an toàn trên không gian mạng, đưa ra tiếng nói của mình tới cộng đồng, truyền cảm hứng về một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bình đẳng.

Cuộc thi diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11/2021, bao gồm ba hoạt động chính: (1) Tập huấn kiến thức về giới, an toàn trên không gian mạng, truyền thông dành cho thanh niên, sinh viên và người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội; (2) Hướng dẫn cho học viên tham gia tập huấn xây dựng các dự án của riêng mình về bình đẳng giới và an toàn trên không gian mạng; (3) Triển khai dự án và tham gia cuộc thi CyberS-Thế hệ S với tổng giá trị giải thưởng hơn 70 triệu đồng.

Phát biểu tại lễ khai mạc Cuộc thi và khởi động chương trình Tập huấn, bà Vũ Phương Ly, chuyên gia cao cấp về chương trình của UN Women cho rằng, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, việc học tập, làm việc, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội khác trên mạng Internet trở nên rất phổ biến.

Tuy nhiên bên cạnh những tiện ích, môi trường không gian mạng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về bạo lực giới, thiếu an toàn cho nhiều người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.

"Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết và kiến thức về an toàn và bình đẳng giới trên không gian mạng trở nên cấp bách, cần thiết hơn bao giờ”, Đại diện UN Women nhấn mạnh.

Theo Forbes, đại dịch COVID-19 đã gia tăng việc sử dụng mạng Internet trên toàn thế giới từ 50%-70%. Tại Úc, lạm dụng và bắt nạt trực tuyến đã tăng 50% chỉ tính trong tháng 4 năm 2020.

Tại Châu Âu, theo Europol, hoạt động trực tuyến của những người tìm kiếm nội dung lạm dụng trẻ em đã gia tăng đáng kể. Lượng truy cập vào các nội dung khiêu dâm cũng gia tăng đột biến làm tăng nguy cơ về tội phạm tình dục trên mang trên toàn thế giới. Phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng dễ bị tổn thương bởi bạo lực trên mạng trực tuyến bao gồm các hình thức như đe dọa thể xác, quấy rối tình dục, theo dõi, đánh cắp thông tin và hình ảnh cá nhân v.v.

"Thông qua cuộc thi "Cyber S -Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng", Ban tổ chức hy vọng có thể giúp các bạn trẻ nâng cao nhận thức về vấn đề bình đẳng giới và an toàn trong không gian mạng đang rất nhức nhối trong xã hội hiện đại...", ông Đôn Tuấn Phương, Giám đốc CSDS chia sẻ.

Đại diện CSDS cũng nhấn mạnh, đây cũng là cơ hội giúp các thí sinh tăng cường kết nối, chia sẻ sáng kiến cùng nhau xây dựng những nội dung số có nhạy cảm giới và góp phần chấm dứt bạo lực giới trên không gian mạng...

Tin cùng chuyên mục

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới

(PLVN) - Dữ liệu từ Downdetector cho biết sự cố bắt đầu xuất hiện từ khoảng 7 giờ 10 phút sáng ngày 12/12. Nhiều dịch vụ của công ty có trụ sở tại Mỹ bị gián đoạn, trong đó phần lớn các báo cáo sự cố liên quan trực tiếp đến ChatGPT.

Đọc thêm

Công nghệ AI: Cầu nối tiềm năng giúp người khuyết tật hòa nhập

Một người khiếm thị đang sử dụng phiên bản AI của Be My Eyes để gọi taxi. (Ảnh: OpenAI/Be My Eyes)
(PLVN) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật bằng cách đáp ứng các nhu cầu cá nhân và mở rộng khả năng sống độc lập. Các hệ thống hỗ trợ dựa trên AI mang đến nhiều tiện ích như nhận diện chuyển động mắt, nhận diện giọng nói và xác định tuyến đường dễ tiếp cận. Những công cụ này không chỉ cải thiện khả năng di chuyển cá nhân mà còn giúp người khuyết tật tiếp cận thông tin, giáo dục và thị trường lao động.

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Tọa đàm 'An toàn thông tin trong kỷ nguyên số': Bàn giải pháp bảo vệ thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp

An toàn, an ninh mạng là tiền đề, động lực để DN Việt phát triển sản phẩm, giải pháp. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Hôm nay (27/11), tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM), Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) tổ chức Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Báo PLVN ghi nhận một số ý kiến về thực trạng an toàn thông tin (ATTT) trong nền kinh tế số và những giải pháp nhằm bảo vệ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)… khi tham gia vào nền tảng này.

Sản phẩm protein từ men vi sinh giành giải Nhất Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia đã diễn ra tại TP Hải Phòng. Kết quả chung cuộc, YEAST ERA đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân của Cuộc thi, đội đoạt giải nhì và giải ba lần lượt là ENFARM và TUBUDD

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới (Ảnh: TechSpot)
(PLVN) - Các tin tặc Nga đã phát triển một kỹ thuật tấn công mạng tinh vi, cho phép chúng xâm nhập vào mạng WiFi của mục tiêu từ xa mà không cần tiếp cận trực tiếp. Kỹ thuật này, được gọi là "tấn công láng giềng gần nhất", đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh mạng.

Robot hình người của Trung Quốc nâng được 16kg mỗi tay

Robot hình người Trung Quốc mới nâng được 16kg mỗi tay. (Ảnh: Shanghai Kepler Robotics)
(PLVN) - Shanghai Kepler Robotics của Trung Quốc đang gây chú ý với dòng robot hình người Forerunner tiên tiến. Mẫu robot mới nhất, Forerunner K2, với khả năng nâng vật nặng đáng kinh ngạc và trí tuệ nhân tạo vượt trội, hứa hẹn sẽ sớm có mặt tại các nhà máy, kho bãi và nhiều lĩnh vực khác.

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…