Trăn trở của Thủ tướng trước thềm 2017

"Cần lo hạ tầng để cho mỗi trẻ nhỏ, mỗi người dân có niềm vui, niềm tin với cuộc sống, với hoạt động của Chính phủ. Hành động của chúng ta phải thế nào để chính quyền không làm mất lòng dân. Không có dân, chúng ta sẽ mất tất cả”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi kết luận phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương, sáng nay, 29/12.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, trong bối cảnh rất khó khăn về thiên tai, nhân tai, song 11 chỉ tiêu đã đạt vượt mức báo cáo Quốc hội, 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt. Niềm tin thị trường, niềm tin xã hội được tăng lên.

Tuy nhiên, năm 2017 dự báo vẫn còn rất nhiều khó khăn (thiên tai, nợ công, năng lực cạnh tranh, biến động quốc tế phức tạp, khó lường...). Thủ tướng yêu cầu tập trung điều hành giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát nhằm tạo điều kiện tăng trưởng cao hơn năm 2016 trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh..., để vượt qua được bẫy thu nhập trung bình.

Cả hệ thống phải chuyển động, đặc biệt là chính quyền cơ sở vì nơi đây sát dân. "Chuyển động là trách nhiệm của cả hệ thống, không chỉ dừng ở Chính phủ, ở Bộ trưởng mà phải xuống đến từng Vụ trưởng, Vụ phó, chuyên viên, đến mỗi Bí thư, Chủ tịch tỉnh cũng như mỗi cấp huyện, cấp xã…”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng lưu ý lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ của bộ ngành, địa phương, rà soát loại bỏ những quy định bất cập, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu, đẩy mạnh cơ chế khoán, công khai ngân sách, "tiết kiệm từng đồng bạc của dân", chống xa hoa, lãng phí, phô trương hình thức, kiên quyết chống lợi ích nhóm,... với tinh thần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững, xây dựng chính quyền liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. 

“Các ngành các cấp đều phải tái cơ cấu chứ không thể tiếp tục vận hành bộ máy cũ, cách làm cũ, không thể nào đạt hiệu quả được", Thủ tướng nhấn mạnh.

 

Thủ tướng đưa ra 30 nhiệm vụ yêu cầu các bộ ngành, địa phương lưu ý thực hiện năm tới. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến vấn đề gây bức xúc dư luận là công tác quản lý đô thị, các địa phương cần chấn chỉnh kịp thời, không để quá muộn.

Thủ tướng cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến ùn tắc giao thông tại Thủ đô ngày càng trầm trọng là vì chính quyền cho phép xây dày đặc các chung cư cao tầng.

Thủ tướng bày tỏ, "có điều rất lạ" là tất cả các cơ sở di dời ra khỏi nội thành đều trở thành các khu đô thị cao tầng, mật độ rất cao, nhiều khu chung cư cao 40 - 50 tầng dày đặc, gây ách tắc giao thông, quá tải trầm trọng giao thông, cấp thoát nước, môi trường

"Trẻ con, người dân cần nhiều công viên, vườn hoa, không gian công cộng... mà cứ xây chung cư cao tầng trong nội đô thì không ai ra ngoại thành, khu đô thị vệ tinh để định cư. Có khu 2.800 căn hộ, mỗi nhà giàu có 2 ôtô thì đi đường nào?... Mảnh đất nào trống chúng ta cấp phép xây cao tầng hết thì Hà Nội sẽ ra sao?", Thủ tướng đặt câu hỏi.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương, đặc biệt TP HCM và Hà Nội nghiêm túc rà soát lại nhằm chấn chỉnh kịp thời thực trạng trên trước khi quá muộn.

"Cần lo hạ tầng để cho mỗi trẻ nhỏ, mỗi người dân có niềm vui, niềm tin với cuộc sống, với hoạt động của Chính phủ. Hành động của chúng ta phải thế nào để chính quyền không làm mất lòng dân. Không có dân, chúng ta sẽ mất tất cả”, Dân trí ghi lại lời Thủ tướng.

Cũng trong phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh đến thái độ hành xử của cán bộ công chức, củng cố lòng tin với nhân dân; Phải thực hiện tốt chính sách người có công, cải cách tiền lương, khám chữa bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, giáo dục-đào tạo, đặc biệt tăng cường an ninh, quốc phòng, phải lo cho dân đón Tết được vui tươi, an toàn....

Thủ tướng quán triệt, năm 2017 cần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát để CPI không quá 4%.

Về tăng trưởng, Thủ tướng yêu cầu phát huy năng lực ngành địa phương và DN, phải nỗ lực thực hiện để đạt mức tăng GDP 6,5-6,8%.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.