TP HCM ghi nhận thêm 2 ca nghi nhiễm COVID-19

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè. Ảnh: HCDC
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè. Ảnh: HCDC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 1/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) thông tin ghi nhận thêm 2 ca nghi nhiễm COVID-19 tại quận 3 và huyện Nhà Bè.

Trường hợp nghi nhiễm COVID-19 thứ nhất cư trú tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè. Trường hợp này là đồng nghiệp của BN7432 đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm trước đó. Sau khi nhận thông tin ca nghi nhiễm, các đơn vị liên quan đã tiến hành xử trí khẩn cấp, truy vết khoanh vùng nơi người nay cư trú.

Khu hẻm nơi người này cư trú đã được phong tỏa. Ngành y tế địa phương đã tiến hành truy vết các trường hợp tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện cách ly tập trung. Do con hẻm nằm trên đoạn đường chính có nhiều cửa hàng buôn bán, Ngành y tế địa phương đã triển khai triển khai lấy mẫu xét nghiệm mở rộng 170 nhân khẩu trên đoạn đường chính ngay trong buổi sáng 1/6.

BN7432 là tiếp xúc gần của BN7088. BN7088 chính là F1 của hội viên Hội thánh truyền giáo Phục hưng, làm việc chung tại công ty IDS, quận Tân Phú.

Trường hợp nghi nhiễm COVID-19 thứ hai hiện tạm trú tại khu nhà trọ thuộc một con hẻm nằm trên đường Cách Mạng Tháng 8. Người này là nhân viên làm việc tại Công ty Thiên Tú, số 1 Hoàng Việt, Phường 4, quận Tân Bình. Người này là F1 của ca nhiễm COVID-19 đã được cách ly trước đó.

Ngay khi nhận được thông tin, Trung tâm Y tế Quận 3 cùng với các lực lượng chức năng của địa phương đã xuống hiện trường, phong tỏa cả 2 ngả đường ra vào của con hẻm, tiến hành điều tra truy vết và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc.

Sau quá trình truy vết, đã xác định được 9 trường hợp F1 sống cùng khu nhà trọ với ca nghi nhiễm, 22 trường hợp sống tại các nhà liền kề sẽ được lấy mẫu đơn xét nghiệm và hơn 270 trường hợp người dân sống trong cùng con hẻm sẽ được lấy mẫu gộp xét nghiệm.

Theo HCDC, từ ngày 27/5, thành phố ghi nhận 2 chuỗi lây nhiễm với 200 bệnh nhân. Chuỗi liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng (415/8/4 Nguyễn Văn Công, phường 15, quận Gò Vấp) đã có 192 trường hợp dương tính được công bố (trong đó có 40 trường hợp là người trong hội).  

Liên quan cặp vợ chồng khám sàng lọc tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (BN6444, BN6445) đã có 8 trường hợp dương tính được công bố. Hai chuỗi này có mối liên quan với nhau thông qua BN6907 làm việc tại một tòa nhà ở quận 1.

Từ 27/5 đến hết ngày 31/5/2021, ngành y tế TP HCM đã lấy 199.238 mẫu xét nghiệm, trong đó tiếp xúc gần các trường hợp dương tính là 3.028 mẫu, tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm là 196.210 mẫu. Kết quả có 200 trường hợp dương tính, 69.976 trường hợp âm tính, 129.062 trường hợp đang chờ kết quả. Tiếp tục tiến hành điều tra truy vết, khoanh vùng các trường hợp nhiễm mới.

Đọc thêm

Cảnh báo bệnh cúm mùa gia tăng ở trẻ em

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.

32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột, có bệnh nhi tổn thương não, tim

TS. BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc thăm khám cho từng bệnh nhi. Ảnh: Nguyên Hà
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Phú Thọ: Gian nan quản lý người tâm thần tại cộng đồng

Cán bộ y tế Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.