TP HCM đang khống chế các chuỗi lây nhiễm COVID - 19 thế nào?

Bệnh viện Quận Tân Phú bị phong tỏa từ ngày 28/5. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM.
Bệnh viện Quận Tân Phú bị phong tỏa từ ngày 28/5. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 6 ngày TP HCM áp dụng giãn cách xã hội, số ca bệnh phát hiện hàng ngày có dấu hiệu giảm dần, còn khoảng 20-25 ca trong cộng đồng, còn lại là các ca phát hiện trong khu cách ly hoặc khu phong tỏa.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM cho biết, từ ngày 18/5 đến ngày 6/6, TP HCM đã phát hiện chuỗi lây nhiễm COVID-19 lớn nhất từ trước đến nay, đó là chuỗi lây nhiễm liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng. Tính hết ngày 6/6, đã có 362 trường hợp dương tính được công bố liên quan đến ổ dịch này.

Từ những hội viên của nhóm này, chuỗi lây tiếp tục lây truyền từ nơi làm việc về nơi cư trú, xuất hiện ở 21/22 quận huyện (trừ huyện Cần Giờ). Tính đến nay, có 6 chuỗi lây nhiễm liên quan, trong đó chuỗi lây có nhiều bệnh nhân nhất liên quan đến một công ty ở Tân Bình với số lượng ca nhiễm đã tăng lên đến 91 trường hợp.

Chuỗi ca bệnh liên quan Nhóm truyền giáo bùng phát mạnh, lây lan nhanh trong thời gian qua do hoạt động sinh hoạt tôn giáo được tổ chức trong môi trường chật hẹp, tập trung nhiều người và tiếp xúc gần nhưng không có biện pháp phòng hộ cá nhân.

Dịch bệnh lây truyền âm thầm trong thời gian dài (kể từ ngày 16/5 sau khi thành viên đầu tiên có triệu chứng cho đến ngày 26/5 mới được phát hiện mắc bệnh). Do đó đã có tới 40/55 thành viên của nhóm truyền giáo này bị lây nhiễm.

Dịch tiếp tục lây truyền qua nhiều chu kỳ trong cộng đồng tại nơi làm việc, nơi ở qua các mối giao lưu tiếp xúc.

Ngành y tế TP HCM đã phát hiện bệnh nhân của chu kỳ lây nhiễm thứ 5. Bên cạnh đó, dịch bệnh tiếp tục lây lan nhanh trong cộng đồng do nhiều ca bệnh làm việc trong văn phòng, tòa nhà công ty, là môi trường kín, thông khí kém, mật độ tập trung cao. Biến chủng gây bệnh ở chuỗi này là biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Delta).

Một số trường hợp nhiễm COVID-19 đang điều tra nguồn lây

Trong thời gian qua TP HCM tiếp tục ghi nhận các trường hợp nhiễm mới được phát hiện khi đi khám bệnh tại bệnh viện, đang được điều tra nguồn lây.

Thành phố ghi nhận 14 bệnh viện và 6 phòng khám đa khoa có ca dương tính từng đến khám sàng lọc. Các cơ sở này đều được tạm ngưng tiếp nhận người bệnh để điều tra, xác minh người tiếp xúc, vệ sinh khử khuẩn đầy đủ trước khi hoạt động bình thường trở lại.

Riêng Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn có 1 trường hợp nhân viên y tế mắc bệnh, Bệnh viện quận Tân Phú có 3 trường hợp nhân viên y tế mắc bệnh, đã được phong tỏa, ngưng hoạt động để kiểm soát nguồn lây nhiễm.

Các chuỗi lây nhiễm từng bước được khống chế

Ngay khi phát hiện 3 ca bệnh chỉ điểm đầu tiên, thành phố đã quyết liệt đẩy mạnh các biện pháp truy vết. Từ ngày 27/5 đến nay số ca bệnh dao động trong khoảng 30 – 40 ca/ngày trong cộng đồng.

Nhờ các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, kịp thời của TP HCM, sau 6 ngày áp dụng giãn cách xã hội, số ca bệnh phát hiện hàng ngày đang có dấu hiệu giảm dần, còn khoảng 20-25 ca trong cộng đồng, còn lại là các ca phát hiện trong khu cách ly hoặc khu phong tỏa. Từ ngày 4/6 đến nay tỷ lệ ca bệnh từ khu cách ly, khu phong tỏa có xu hướng gia tăng. Điều này cho thấy, các chuỗi lây nhiễm đã từng bước được khống chế.

Mặc dù có những ca bệnh chưa rõ nguồn gốc phát hiện trong cộng đồng nhưng trong giai đoạn giãn cách xã hội nên nguy cơ tiếp xúc thấp, không phát tán rộng, chỉ lây lan đến 1, 2 thành viên trong gia đình. Nguồn gốc các ca bệnh này có thể do dịch bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng từ trước, do việc tiếp xúc, đi lại nhiều của người dân trong dịp nghỉ lễ.

Bên cạnh đó, dịch bệnh vẫn đang lây lan trong cộng đồng tại một số tỉnh thành, do đó còn nhiều người dân có thể có tiếp xúc với ca bệnh hoặc đi qua các địa điểm có ổ dịch trong cả nước. Vì vậy việc tăng cường vận động, yêu cầu người dân thực hiện khai báo y tế nếu có yếu tố nguy cơ là hết sức cần thiết, nhằm phát hiện và kiểm soát kịp thời, không để lây lan rộng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, từ ngày 26/5, thành phố ghi nhận 362 trường hợp nhiễm có liên quan đến chuỗi lây nhiễm Nhóm truyền giáo Phục Hưng.

Từ 26/5 đến hết ngày 5/6/2021, ngành Y tế TP HCM đã lấy 443.081 mẫu xét nghiệm, trong đó 5.824 tiếp xúc gần, 437.257 tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm.

Kết quả trong 5.824 mẫu tiếp xúc gần đã có 5.291 mẫu có kết quả âm tính, 533 đang chờ kết quả. Tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm đã có 231.264 mẫu có kết quả âm tính, 205.993 mẫu đang chờ kết quả.

Ngoài ra, trên địa bàn TP HCM, tổng số người đang thực hiện cách ly là 23.377 người, trong đó 8.874 người đang cách ly tập trung, 14.503 trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi lưu trú.

Đồng thời, tính đến 10h sáng 7/6 TP HCM đang có 249 địa điểm phong tỏa do liên quan đến các ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.