Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch CPP, Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Ngày 9/7, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ðảng Nhân dân Campuchia (CPP), Thủ tướng Chính phủ Campuchia Hun Sen đã có cuộc điện đàm, trao đổi về quan hệ hai nước.

Tại cuộc điện đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao ý nghĩa của cuộc điện đàm với Chủ tịch CPP, Thủ tướng Hun Sen; chúc mừng về những thành tựu mà Campuchia đạt được thời gian qua và bày tỏ tin tưởng, dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni, sự lãnh đạo sáng suốt của Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Campuchia sẽ vượt qua khó khăn, tiếp tục giành nhiều thành tựu mới, to lớn, toàn diện hơn nữa, đưa đất nước Campuchia ngày càng phát triển phồn vinh, tiếp tục đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới; đồng thời chúc mừng CPP vừa qua tổ chức thành công nhiều hoạt động có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày thành lập Ðảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ Campuchia, sự đoàn kết của toàn dân Campuchia trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội;

Cảm ơn Campuchia đã phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong khuôn khổ song phương và hợp tác ASEAN để đạt kết quả tích cực ở mỗi nước và chiến thắng đại dịch COVID-19; đề nghị hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ, thông tin kịp thời cho nhau trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời duy trì giao thương bình thường ở khu vực biên giới, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh và vướng mắc trên tinh thần hợp tác, chia sẻ và cảm thông lẫn nhau.

Về vấn đề người gốc Việt ở Campuchia, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bày tỏ mong muốn Campuchia tiếp tục giúp đỡ, tạo thuận lợi để người gốc Việt có cuộc sống ổn định, được học tập, làm ăn lâu dài tại Campuchia, đóng góp tích cực cho sự phát triển của Campuchia và góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hai nước.

Chủ tịch CPP, Thủ tướng Hun Sen bày tỏ vui mừng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; chúc mừng về những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được thời gian qua; chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 theo hình thức trực tuyến; khẳng định Campuchia sẽ tích cực ủng hộ Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, AIPA-41 trong năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021; bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục giành nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới, tổ chức thành công Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch CPP, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ảnh 1
 

Chủ tịch CPP, Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao các nỗ lực và thành công của Việt Nam trong công tác phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19; cảm ơn Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Campuchia và mong muốn hai nước tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; khẳng định Campuchia tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt yên tâm làm ăn sinh sống tại Campuchia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch CPP, Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai Ðảng, hai nước không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước; cảm ơn về sự ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình đấu tranh, giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay; khẳng định hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ vun đắp quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển bền vững.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp thực hiện tốt các tuyên bố chung, hiệp định và thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, trong đó có việc đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về quan hệ Việt Nam - Campuchia; tổ chức tốt các ngày lễ lịch sử trong quan hệ hai nước; thực hiện tốt Nghị định thư và Kế hoạch hợp tác về quốc phòng, an ninh; tích cực chuẩn bị tổ chức Kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 18, Hội nghị lần thứ 11 về hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia ngay khi điều kiện cho phép; có các giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn đưa hợp tác kinh tế hai nước phát triển theo hướng bền vững.

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao ý nghĩa lịch sử của việc ký hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước; nhất trí đẩy nhanh việc hoàn thành các thủ tục cần thiết để hai văn kiện trên sớm có hiệu lực và tiếp tục đàm phán, giải quyết các vấn đề tại khu vực biên giới chưa phân giới cắm mốc, xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Hai bên khẳng định phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, tại Liên Hợp Quốc, WTO, ASEM và các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong./.

Đọc thêm

Khắc phục tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, không làm

Hình minh họa
(PLVN) -  Theo một số đại biểu Quốc hội, tình trạng GDP của nước ta tăng trưởng chậm trong những tháng đầu năm, ngoài nguyên nhân khách quan, còn có ảnh hưởng một phần từ việc một bộ phận cán bộ né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ. Do đó, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục triệt để tình trạng này trong thời gian tới.

Năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Bà Phạm Thu Hằng là Người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Bà Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Sáng nay, 8/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm bà Phạm Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí kiêm Phó Phát ngôn, giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí kiêm Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Báo chí phải thúc đẩy và kết nối các lực lượng tham gia đấu tranh phòng, chống tiêu cực

Quang cảnh buổi tọa đàm.
(PLVN) - Báo chí phải là những lực lượng thúc đẩy sự tham gia và kết nối các lực lượng khác cùng tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; cùng tuyên truyền để nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của công cuộc này; nhìn thấy sự công khai, minh bạch, tinh thần và ý chí của toàn Đảng, toàn dân để làm sao tạo ra sự phát triển bền vững, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh.

Kiên quyết không để xảy ra việc cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn sáng 8/6.
(PLVN) - Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 8/6 tại Kỳ họp thứ 5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã phát biểu làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời trực tiếp các chất vấn của đại biểu Quốc hội, trong đó nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết không để xảy ra việc cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội: Phải giải quyết dứt điểm tồn đọng của các dự án PPP trong năm 2023

Chủ tịch Quốc hội kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5.
(PLVN) - Sáng ngày 8/6, phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận những kết quả đạt được của ngành Giao thông vận tải và thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hạn chế của ngành giao thông trong thời gian qua.

Chính phủ đề nghị nghiên cứu hoàn thiện chế độ tiền lương mới

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, của cử tri và của các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn
(PLVN) -  Các đại biểu Quốc hội đánh giá, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành rất sát phiên chất vấn. Qua phần chất vấn của các Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội luôn lắng nghe và ghi rất chính xác những câu hỏi của các đại biểu, những câu hỏi chưa được trả lời hoặc Bộ trưởng trả lời chưa trúng đã có sự điều hành để Bộ trưởng trả lời đúng trọng tâm những vấn đề đặt ra.

Giá đăng kiểm sẽ do thị trường quyết định

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn.
(PLVN) -Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp phiên toàn thể tại hội trường của Quốc hội chiều nay - 7/6, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết:  “Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Tài chính và đã đưa nội dung này vào dự thảo Luật Giá, theo đó loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá đang quản lý và để thị trường quyết định.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước: Nỗ lực phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước: Nỗ lực phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam
(PLVN) -  Được xem như cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, có thể khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã và đang rọi sáng cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trong tình hình hiện nay cũng như hoàn thiện, củng cố hệ thống pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

'Chìa khóa' tháo gỡ

Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -  Bắt đầu từ hôm qua (6/6), Quốc hội đã và đang chất vấn Chính phủ, các “Tư lệnh ngành” được ủy quyền sẽ trả lời chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề: LĐ-TB&XH; dân tộc; KH&CN; GTVT.

Nâng cao trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII. (Ảnh Trí Dũng-TTXVN)
(PLVN) -  Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ ra khỏi đội ngũ những người sa vào tham nhũng, hư hỏng… Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương; tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức.

Các Bộ trưởng đã đi thẳng vào vấn đề, không né tránh

Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -  Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội và lĩnh vực dân tộc diễn ra hôm nay (6/6), các đại biểu đánh giá các Bộ trưởng đã không né tránh, đi vào vấn đề một cách thẳng thắn. Tuy nhiên, các Bộ trưởng cần làm rõ thêm một số giải pháp để có thể giải quyết tốt vấn đề đặt ra.

Công tác dân tộc - nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, thời gian qua, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển rõ rệt; sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú; khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường...

Dấu ấn nổi bật của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị

Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Sáng 6/6, tại TP Đông Hà, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội thảo khoa học “Bằng chứng lịch sử và vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.

'Quy định đóng bảo hiểm 20 năm mới hưởng lương hưu, người lao động khó chờ đợi được'

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn.
(PLVN) - Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp sáng nay, 6/6, đề cập về việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng cần tính một cách tổng thể các chính sách liên quan đến BHXH. Theo Bộ trưởng, những ngành sản xuất thâm dụng lao động như dệt may mà quy định kéo dài 20 năm, lao động nam đủ 62 tuổi mới được nghỉ hưu, lao động nữ 60 tuổi đều rất "khó đợi được".