Tối 21/8 thêm 11.321 ca COVID-19 mới, 7.272 ca khỏi bệnh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế tối 21/8 cho biết có 11.321 ca mắc mới COVID-19, Bình Dương tiếp tục là địa phương có số ca mắc nhiều nhất với 4.505 ca.

Tính từ 18h30 ngày 20/8 đến 18h ngày 21/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.321 ca nhiễm mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 11.299 ca ghi nhận trong nước tại Bình Dương (4.505), TP HCM (4.084), Tiền Giang (589), Đồng Nai (551), Long An (393), Đà Nẵng (197), Đồng Tháp (109), Cần Thơ (100), Tây Ninh (83), Hà Nội (76), Khánh Hòa (76), An Giang (71), Nghệ An (60), Bà Rịa - Vũng Tàu (57), Phú Yên (45), Kiên Giang (43), Bình Thuận (43), Bến Tre (42), Đắk Lắk (32), Quảng Nam (32), Trà Vinh (24), Hậu Giang (12), Gia Lai (11), Lâm Đồng (10), Bình Phước (8 ), Lạng Sơn (7), Cà Mau (6), Thừa Thiên Huế (6), Quảng Bình (4), Ninh Thuận (4), Bắc Ninh (3), Quảng Ngãi (3), Thanh Hóa (3), Hà Tĩnh (3), Ninh Bình (2), Bắc Giang (2), Nam Định (1), Hải Dương (1), Phú Thọ (1) trong đó có 7.428 ca trong cộng đồng.

Ngày 21/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Dương đăng ký bổ sung 2.118 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.

Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 2.767 ca. Tại Bình Dương tăng 2.400 ca, TP HCM tăng 709 ca, Tiền Giang tăng 222 ca, Đồng Nai giảm 135 ca, Long An tăng 26 ca.

Cùng ngày, có 7.272 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 140.087 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 687 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 24 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 336.707 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 170/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.425 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 332.626 ca, trong đó có 137.313 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái.

Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Thái Bình.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP HCM (171.801), Bình Dương (66.447), Long An (17.440), Đồng Nai (16.839), Tiền Giang (6.575).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 20/8 là 7.540 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới. Số ca tử vong trong ngày hôm nay chưa cập nhật do Tiểu ban điều trị chưa chuyển số liệu về.

Về tình hình xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện 212.537 xét nghiệm cho 905.353 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.268.865 mẫu cho 27.043.618 lượt người.

Trong ngày 20/8 có 190.681 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 16.494.665 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.787.599 liều, tiêm mũi 2 là 1.707.066 liều.

Trong ngày, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà.

Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4035/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 về việc bổ sung nội dung Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế ban hành Công văn số 6866/BYT-BMTE ngày 21/8/2021 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Y tế các Bộ, ngành về việc ưu tiên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

TP HCM triển khai Hệ thống tra cứu thông tin người bệnh COVID-19 thông qua việc kết nối thông tin bệnh nhân trên hệ thống quản lý bệnh viện, cơ sở điều trị để cung cấp cho gia đình bệnh nhân có thể tra cứu được tình trạng người thân của mình, nhắn tin đến người nhà bệnh nhân khi tình trạng bệnh của họ thay đổi.

Từ 0h ngày 22/8, tỉnh Bình Dương nâng mức giãn cách xã hội với 11 phường ở TP Thuận An và thị xã Bến Cát, với tinh thần "ai ở đâu ở yên đó", cách ly tuyệt đối "người cách ly người, nhà cách ly nhà". Triển khai đợt 2 về chiến lược xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng. Qua đó nhằm quét triệt để F0 ra khỏi cộng đồng; đồng thời tập trung vào khâu thu dung, điều trị, giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Sau 7 ngày thực hiện "cách ly nhà với nhà", thành phố Đà Nẵng quyết định kéo dài thêm 3 ngày nữa để thực hiện chiến lược tách F0 khỏi cộng đồng. Trong thời gian này, Thành phố tiếp tục chiến lược xét nghiệm toàn diện 3 lần cho đại diện 100% hộ dân.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.