Toàn cảnh tiêm vaccine phòng COVID-19 cả nước

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu trong cuộc họp với 63 tỉnh, thành về tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19. Ảnh. Trần Minh
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu trong cuộc họp với 63 tỉnh, thành về tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19. Ảnh. Trần Minh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, một số địa phương tiêm chậm, còn để vaccine đã được phân bổ tồn tại kho bảo quản vaccine khu vực, kho của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC)...

Chiều nay, 17/11, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố để kiểm điểm tiến độ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19.

Thông tin tại cuộc họp, tính đến chiều 17/11, cả nước đã phân bổ 129,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó khu vực miền nam được phân bổ nhiều nhất với hơn 59,3 triệu liều, tiếp đến là khu vực miền Bắc với gần 49 triệu liều, khu vực miền Trung hơn 14,1 triệu liều và khu vực Tây Nguyên là hơn 4,7 triệu liều.

Cả nước đã tiêm trên 102 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó mũi 1 là khoảng 65,3 triệu liều và mũi 2 là khoảng 36,8 triệu liều; tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt khoảng 88,2%, tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 50,9% cho người trên 18 tuổi.

Có 17 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi là Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang, đã tiêm được 1.519.686 liều vaccine, trong đó có 1.516.714 liều mũi 1 và 2.972 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 16,6% dân số từ 12 -17 tuổi.

Thứ trường Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp trực tuyến về tiêm chủng với 63 tỉnh, thành phố. Ảnh. Trần Minh

Thứ trường Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp trực tuyến về tiêm chủng với 63 tỉnh, thành phố. Ảnh. Trần Minh

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, nhìn chung tiến độ tiêm chủng ở nhiều địa phương nhanh, đảm bảo yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một số địa phương tiêm chậm, còn để vaccine đã được phân bổ tồn tại kho bảo quản vaccine khu vực, kho của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC). Một số tỉnh chưa cập nhật đầy đủ dữ liệu tiêm chủng, làm ảnh hưởng đến việc cập nhật tiến độ chung của toàn quốc.

Một số tỉnh tuy chưa đạt yêu cầu về tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cho người trên 18 tuổi nhưng đã tiêm cho trẻ em. Mặc dù Bộ Y tế có hướng dẫn đầy đủ về tiêm vaccine cho trẻ em, sử dụng liều, loại vaccine, khoảng cách các mũi tiêm, tuy nhiên vẫn có những địa phương còn lúng túng khi triển khai…

Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, trong thời gian gần đây (từ 15/10-14/11), Bộ Y tế đã liên tục ban hành các văn bản nhắc các địa phương về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để nhanh chóng đạt được tốc độ bao phủ mũi 1 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên các đối tượng từ 50 tuổi trở lên và người có bệnh nền) và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Đồng thời Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải báo cáo về Bộ dự trù nhu cầu vaccine trong thời gian còn lại của năm 2021 và năm 2022, nhưng mới chỉ có hơn một nửa các tỉnh, thành gửi về Bộ.

“Tiếp cận vaccine đã khó, nhưng việc tiêm chủng chậm sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ bao phủ vaccine của cả nước”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiêm chậm, “kêu thiếu vaccine” và nhập liệu chậm làm rõ thêm thông tin. Về cơ bản các địa phương chưa báo cáo đều cho biết sẽ kiểm tra lại thông tin ngay và trong thời gian chậm nhất là 2 ngày sẽ có báo cáo gửi về Bộ Y tế, đồng thời sẽ yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiêm chủng, đẩy nhanh nhập liệu… Lãnh đạo một số địa phương cũng cho biết sẽ kiểm tra lại tiến độ tiêm chủng, cũng như việc báo cáo nhu cầu vaccine của đơn vị chuyên môn, nếu chậm trễ ở khâu nào sẽ xử lý nghiêm…

Vaccine về đến đâu phải tiêm ngay đến đó, tránh để tồn trong kho

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, “vaccine về tới đâu là Bộ Y tế phân bổ ngay tới đó”, vì vậy các tỉnh, thành cũng cần thực hiện nghiêm “vaccine về đến đâu phải tiêm đến đó” để đảm bảo các đối tượng trên 18 tuổi được bao phủ mũi 1, lưu ý tiêm ưu tiên các đối tượng từ 50 tuổi trở lên”.

Về tiêm trả mũi 2, các địa phương phải thực hiện theo các hướng dẫn khung chuyên môn của Bộ Y tế và căn cứ vào độ bao phủ vaccine của địa phương cũng như lượng vaccine được phân bổ.

Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý các địa phương phải quán triệt, tập huấn cho các điểm tiêm chủng tuân thủ đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, thực hiện đúng quy trình tiêm chủng để tránh xảy ra sai sót không đáng có. “Vấn đề đảm bảo an toàn tiêm chủng phải được đặt lên hàng đầu”- Thứ trưởng nêu rõ.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các Sở Y tế phải đề xuất nhu cầu vaccine cần cấp từ nay đến cuối năm để bao phủ đủ mũi cho toàn bộ đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn và nhu cầu vaccine năm 2022, báo cáo Bộ Y tế trước ngày 20/11 để Bộ Y tế tổng hợp đưa vào kế hoạch phân bổ vaccine trong thời gian còn lại của tháng 11 và tháng 12/2021 cũng như năm 2022.

“Sau ngày 20/11, địa phương nào không có đề xuất, được hiểu là không có nhu cầu, Bộ Y tế sẽ không cấp vaccine cho địa phương đó. Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và nhân dân về việc không đủ vaccine để tiêm chủng do không có đề xuất” - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Lãnh đạo Bộ Y tế đồng thời yêu cầu các địa phương khi nhận các nguồn viện trợ vaccine khác ngoài nguồn phân bổ của Bộ Y tế thì phải báo cáo về Bộ Y tế để Bộ tổng hợp, có sự điều chỉnh trong phân bổ phù hợp. Đồng thời, trong công tác tiêm chủng, các địa phương phải làm tốt vấn đề kiểm tra, giám sát về quy trình chuyên môn, đối tượng tiêm, việc vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản vaccine…

Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo ngành y tế một số địa phương như Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An và Sơn La đã làm rõ thêm một số thông tin liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine.



Thống kê của Bộ Y tế về số liệu phân bổ vaccine tại 4 tỉnh đến thời điểm sau ngày 15/11:

- Nam Định đã được phân bổ hơn 1,88 triệu liều, hiện mới tiêm được hơn 1,02 triệu liều.

- Thanh Hoá đã được phân bổ hơn 3,45 triệu liều, hiện mới tiêm được hơn 1,88 triệu liều.

- Nghệ An đã được phân bổ hơn 3,78 triệu liều, hiện mới tiêm được hơn 2,83 triệu liều.

- Sơn La đã được phân bổ hơn 634 nghìn liều, hiện mới tiêm được hơn 583 nghìn liều.

Đọc thêm

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.

Lại thêm nhiều trường hợp gan nhiễm độc vì uống thuốc không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc gan đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đặt ra những cảnh báo quan trọng về nguy cơ từ việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên môi trường mạng, không được kiểm chứng.