Toàn cảnh Facebook “unfriend” Úc

Nhiều trang tin tức không thể đọc được.
Nhiều trang tin tức không thể đọc được.
(PLVN) - Việc Facebook hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở Úc do những bất đồng về chính sách dẫn đến các hệ lụy cho thấy mối lo về việc cuộc sống phụ thuộc vào các nền tảng công nghệ.

Facebook lý giải như thế nào?

Ngày 17/2, Facebook thông báo sẽ hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở Úc - động thái cho thấy quyết định từ chối tuân thủ quy định mới vốn yêu cầu các "gã khổng lồ công nghệ" chia sẻ lợi nhuận với các tập đoàn truyền thông ở Úc.

Trong thông báo, ông William Easton - quản lý của Facebook ở Úc và New Zealand - cho biết: "Dự luật về cơ bản hiểu sai mối quan hệ giữa nền tảng của chúng tôi với các đơn vị xuất bản, vốn sử dụng Facebook để chia sẻ những nội dung tin tức. Điều này buộc chúng tôi đối mặt với lựa chọn khó khăn. Một là cố gắng tuân thủ luật và bỏ qua thực tế về mối quan hệ vừa đề cập, hoặc hai là dừng cho phép chia sẻ các nội dung thông tin trên những dịch vụ của chúng tôi ở Úc. Dù không muốn nhưng chúng tôi đang lựa chọn phương án thứ hai."

Facebook ngày 18/2 cho rằng trang mạng xã hội này buộc phải  hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở Úc vì dự luật mới của nước này không đưa ra hướng dẫn rõ ràng về định nghĩa nội dung tin tức. Bên cạnh đó, "gã khổng lồ" công nghệ cũng khẳng định cam kết của hãng với cuộc chiến chống thông tin sai lệch không thay đổi.

Theo người phát ngôn của Facebook, những hành động mà trang mạng này đang thực hiện tập trung vào việc hạn chế các hãng tin tức và người dân ở Úc chia sẻ hay xem những nội dung tin tức của Úc và quốc tế.

Vì luật không cung cấp chỉ dẫn rõ ràng về định nghĩa nội dung tin tức, Facebook buộc đưa ra định nghĩa rộng nhằm tôn trọng luật như dự thảo. Tuy nhiên, Facebook sẽ chuyển hướng bất kỳ trang nào vô tình bị ảnh hưởng.

Chỉ trong một đêm, Facebook đã xóa toàn bộ nguồn cấp dữ liệu của hàng chục trang thông tin truyền thông của Úc. Động thái mới nhất của Facebook trái ngược với Google - tập đoàn trước đó thông báo đã dàn xếp được các thỏa thuận với những tập đoàn truyền thông của Úc, trong đó có News Corp.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Luật Đàm phán truyền thông

Năm ngoái, dự luật có tên là Luật Đàm phán truyền thông được Chính phủ Úc đưa ra đã làm dấy lên cuộc tranh cãi gay gắt giữa Google, Facebook và các hãng truyền thông báo chí Úc. Dự luật này yêu cầu hai gã khổng lồ công nghệ phải thương lượng trả phí cho các hãng báo chí để sử dụng nội dung tin tức trên các nền tảng của mình, kể cả trong phần kết quả tìm kiếm. Nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận, chính quyền Úc sẽ chỉ định cơ quan quyết định mức phí, khi đó Google và Facebook sẽ không còn quyền lưa chọn.

Bộ quy tắc thương lượng truyền thông đã được Hạ viện Úc thông qua vào ngày 16/2 và nhiều khả năng sẽ được ban hành thành luật vào tuần tới.

Phản ứng trước động thái, Mỹ kêu gọi chính phủ Úc hủy bỏ dự luật trên. Trong thông báo mới nhất, trợ lý đại diện thương mại Mỹ Daniel Bahar và Karl Ehlers đã kêu gọi Úc nghiên cứu thêm về thị trường công nghệ số và phát triển các quy tắc tự nguyện.

Thông báo nhấn mạnh, Mỹ lo ngại những nỗ lực cạnh tranh vị thế giữa các công ty công nghệ được luật pháp Úc thông qua, có thể gây thiệt hại cho 2 tập đoàn của Mỹ, dẫn đến những kết quả tiêu cực.

Nhiều lĩnh vực đời sống bị ảnh hưởng

Ngày 18/2, một số dịch vụ khẩn cấp của Úc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau lệnh cấm của Facebook liên quan đến chia sẻ nội dung tin tức, đặc biệt các trang đưa thông tin về đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cháy rừng hay lốc xoáy.

Ngoài ra, các trang chia sẻ nội dung về dịch vụ cứu hỏa, y tế và khí tượng của Úc trên nền tảng Facebook cũng bị khó truy cập. Trong thông báo, Bộ trưởng Môi trường Sussan Ley khẳng định trang thông tin của Cơ quan khí tượng thủy văn đã bị ảnh hưởng từ quy định này. Tuy nhiên, thay vì vào Facebook, ông Ley kêu gọi người dân truy cập trang chủ.

Trong khi đó, Chính phủ Úc tuyên bố Facebook đã xử lý "quá mạnh tay" và "không cần thiết". Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg chỉ trích Facebook đã "sai lầm" khi ngăn chặn chia sẻ tin tức trên các trang thông tin.

Đến chiều cùng ngày, Facebook đã khôi phục các trang dịch vụ của chính phủ, song vẫn còn các nhóm cộng đồng, doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng. Điều này đã dẫn đến nhiều lời kêu gọi người dùng xóa bỏ ứng dụng này.

Úc sẽ không bị đe dọa bởi “sự bắt nạt” của Facebook

Trước động thái trên của Facebook, Thủ tướng Úc Scott Morrison  tuyên bố, lệnh cấm chia sẻ tin tức của Facebook thể hiện sự "kiêu ngạo" và ông sẽ không bị đe dọa bởi "sự bắt nạt" của nền tảng truyền thông xã hội này.

Trong một tuyên bố, ông Morrison cho rằng: “Hành động hủy kết bạn với Úc của Facebook ngày hôm nay, cắt đứt các dịch vụ thông tin thiết yếu về y tế và dịch vụ khẩn cấp, là một sự ngạo mạn và đáng thất vọng."

Ông nhấn mạnh Úc sẽ không bị đe dọa bởi sự bắt nạt của gã khổng lồ công nghệ truyền thông và đây là hành động gây áp lực với Quốc hội khi các nghị sỹ bỏ phiếu dự luật Đàm phán truyền thông.

Thủ tướng Morrison cho hay, ông thường xuyên liên lạc với các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác về những vấn đề liên quan và khẳng định các quốc gia sẽ không bị đe dọa.

Vụ việc của Facebook cũng giống như trường hợp tập đoàn Amazon đe dọa rời khỏi Úc và khi Úc tập hợp với các quốc gia khác để chống lại việc xuất bản nội dung thông tin có tính chất khủng bố trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Ông kêu gọi Facebook hợp tác tích cực với Chính phủ Úc, giống như Google gần đây đã thể hiện một cách thiện chí.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Hệ lụy của sự phụ thuộc vào các "gã khổng lồ công nghệ"

Trong ngày 18/2, ông Henry Faure Walker, Chủ tịch Hiệp hội truyền thông tin tức của Anh, cho rằng động thái của Facebook tại Úc cho thấy tại sao các nước trên thế giới cần thế giới cần có những quy định mạnh mẽ để ngăn chặn những hành động như vậy của các "gã khổng lồ công nghệ."

Ông Walker cho rằng việc Facebook đưa ra động thái trên trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu là một ví dụ điển hình cho thấy một thế lực độc quyền muốn bảo vệ sự thống trị của mình mà không cần bận tâm tới người dân và khách hàng.

Phản ứng trước tình hình trên, Mỹ kêu gọi Chính phủ Úc hủy bỏ dự luật về trả phí. Trong thông báo mới nhất, trợ lý đại diện thương mại Mỹ Daniel Bahar và Karl Ehlers đã kêu gọi Úc nghiên cứu thêm về thị trường công nghệ số và phát triển các quy tắc tự nguyện. Theo các quan chức này, Mỹ "lo ngại" những nỗ lực cạnh tranh giữa các công ty công nghệ có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn P4G. (Ảnh: VGP)

Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới cho tăng trưởng xanh và bền vững

(PLVN) - Việt Nam đang tích cực thúc đẩy phát triển xanh song hành cùng chuyển đổi số, xem trí tuệ nhân tạo (AI) là động lực cốt lõi để đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững. Sự kết hợp giữa công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế và bảo vệ môi trường.

Đọc thêm

Vietnam Airlines “bắt tay” VNPT triển khai dịch vụ Internet trên không cho máy bay A350

Vietnam Airlines “bắt tay” VNPT triển khai dịch vụ Internet trên không cho máy bay A350
(PLVN) - Ngày 18/4/2025, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức lễ trao hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ Internet trên tàu bay - IFC (In-Flight Connectivity). Sự hợp tác này giữa Vietnam Airlines và VNPT đưa khái niệm "kết nối trên không" trở thành hiện thực.

DKSH đồng tổ chức sự kiện PRISM 2025 của PacBio, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học về Gen tại Việt Nam

DKSH đồng tổ chức sự kiện PRISM 2025 tại Việt Nam.
(PLVN) - Lần đầu tiên, DKSH đồng tổ chức hội nghị khoa học gen PRISM của PacBio tại Việt Nam. Sự kiện này kết nối các nhà khoa học khu vực với chuyên gia quốc tế và công nghệ giải trình tự tiên tiến, thể hiện cam kết của DKSH trong việc giúp cộng đồng khoa học Việt Nam tiếp cận giải pháp khoa học đời sống hiện đại.

AI mô phỏng tư duy người mất tích

Các nhà nghiên cứu Scotland đã phát triển một hệ thống máy tính tinh vi để mô phỏng hành động của những người bị lạc trong môi trường ngoài trời. (Ảnh: Pacific Northwest National Laboratory)
(PLVN) - Một mô hình trí tuệ nhân tạo tiên tiến do các nhà khoa học Scotland phát triển đang mở ra kỷ nguyên mới cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, bằng cách phân tích hành vi của những người từng bị lạc để dự đoán nơi họ có thể xuất hiện.

Độc đáo loại pin 'co giãn' từ Thụy Điển

Pin có cấu trúc như kem đánh răng, có thể uốn cong theo mọi hình dạng (Ảnh: Thor Balkhed)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Linköping mới công bố phát minh về loại pin mềm, có thể thay đổi hình dạng, hứa hẹn tạo nên bước đột phá trong lĩnh vực thiết bị đeo, robot mềm và công nghệ điện tử linh hoạt trong tương lai.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
(PLVN) - Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.

AI có thể thay thế giáo viên ngoại ngữ?

AI có thể thay thế giáo viên ngoại ngữ?
(PLVN) -  ChatGPT và các công cụ AI khác đang dần thay thế hình thức học ngoại ngữ truyền thống, mang đến khả năng học tập linh hoạt 24/7. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi về giá trị của giáo viên trong việc tạo môi trường học tập đầy cảm hứng và kết nối sâu sắc giữa con người với con người.

Máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới

Máy tạo nhịp tim nhỏ hơn một hạt gạo (Ảnh: John A. Rogers)
(PLVN) - Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Mỹ dẫn đầu vừa công bố phát minh mang tính đột phá trong y học: máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới, có thể tiêm vào cơ thể, điều khiển bằng ánh sáng và tự tan khi không còn cần thiết. Thiết bị này hứa hẹn mở ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực y sinh, đặc biệt là trong điều trị các bệnh lý tim mạch và phục hồi sau phẫu thuật.