Tình trạng thiếu máu ở các Bệnh viện vùng ĐBSCL: Đề xuất 3 phương án giải quyết

Vận chuyển vật tư y tế đến Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ.
Vận chuyển vật tư y tế đến Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  BV Huyết học - Truyền máu Cần Thơ đề xuất 3 phương án giải quyết tình trạng thiếu máu, trong khi Bộ Y tế yêu cầu các trung tâm máu cả nước hỗ trợ khẩn cấp.

BV Huyết học - Truyền máu Cần Thơ vừa có cuộc họp, đề xuất Sở Y tế, UBND TP Cần Thơ 3 phương án xử lý tình trạng thiếu máu và chế phẩm máu, mỗi giải pháp đều có ưu và nhược điểm.

Phương án 1 là nhanh chóng phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư y tế. Nếu phê duyệt nhanh trong vòng 1 - 2 tuần, thì trong khoảng bốn tháng nữa sẽ có kết quả đấu thầu. Sau đó, có thể mất thêm khoảng 1 - 2 tháng để đơn vị trúng thầu chuẩn bị, cung ứng mới. Số vật tư, hóa chất này có thể sử dụng trong khoảng một năm, giá trị khoảng 150 tỷ đồng.

Phương án thứ hai là mua sắm trực tiếp (áp thầu), giá trị khoảng 30 - 40 tỷ đồng, thì sẽ mất khoảng 1 - 2 tháng sẽ có hóa chất, vật tư y tế, sử dụng khoảng 3 tháng, trong thời gian chờ kết quả đấu thầu.

Phương án thứ 3 là mua gói nhỏ lẻ, theo thẩm quyền, giá trị dưới 100 hoặc 500 triệu đồng. Số vật tư này cũng chỉ giải quyết tạm ổn cho nhu cầu cấp cứu, điều trị các bệnh về máu của BV.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc BV Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, cho hay hiện miền Tây còn máu phục vụ cho việc cấp cứu, nhưng hết chế phẩm và nhóm máu hiếm, đặc biệt là tiểu cầu, để cấp cứu. "Chúng tôi đang phối hợp với các đơn vị liên quan để cố gắng tối đa có nguồn máu và chế phẩm phục vụ nhu cầu cấp cứu, điều trị cho các BV trong khu vực", bác sĩ Việt nói.

Còn bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết hiện mỗi ngày có khoảng 150 bệnh nhân cần truyền máu; trong đó 50% trường hợp cấp cứu. Nguồn máu và chế phẩm, chủ yếu từ BV Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, rất khan hiếm.

Để giải quyết khẩn cấp tình trạng thiếu, hôm 3/6, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đề nghị Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trung tâm Máu Quốc gia làm đầu mối điều phối cung ứng máu cho miền Tây. Các BV Chợ Rẫy, Trung ương Huế, Truyền máu - Huyết học TP HCM và những trung tâm truyền máu khác, bảo đảm cung cấp máu và chế phẩm hỗ trợ 74 BV thuộc phạm vi cung cấp máu của BV Huyết học - Truyền máu Cần Thơ.

Yêu cầu đặt ra là "phải có đủ máu cho cấp cứu và điều trị người bệnh, không để thiếu gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và chất lượng khám chữa bệnh", theo ông Khuê. Đồng thời, BV Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ phải có giải pháp để cung cấp đủ máu và chế phẩm máu cho các BV và "chịu trách nhiệm nếu thiếu máu, chế phẩm máu ảnh hưởng đến người bệnh".

Riêng Sở Y tế Bạc Liêu cần phối hợp với Sở Y tế Cần Thơ và các đơn vị liên quan trong cung cấp máu để giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Trả lời báo chí, đại diện BV Chợ Rẫy (TP HCM), cho biết BV đã triển khai cung cấp máu cho các tỉnh miền Tây.

Trước đó, BV ở miền Tây đã ký hợp đồng với BV Chợ Rẫy để cung ứng máu, tuy nhiên không thể tiếp nhận khối tiểu cầu do thời hạn bảo quản rất ngắn (khoảng 3 ngày). BV đã thực hiện nhiều gói thầu mua sắm dưới 100 triệu đồng theo quy định nhưng số lượng không đáp ứng nhu cầu thực tế.

Do khó khăn trong đấu thầu, BV Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không còn túi lấy máu để điều chế, xét nghiệm, sàng lọc và cung cấp máu, chế phẩm máu cho 74 bệnh viện ở miền Tây. Tình trạng thiếu máu và các chế phẩm từ máu kéo dài hơn 1 năm qua, nhưng nghiêm trọng nhất là từ tháng 3/2023 đến nay.

BV Đa khoa tỉnh Trà Vinh phải xin lỗi bệnh nhân đang cần truyền máu, hoặc hoãn mổ vì không có máu. BV Huyết học - Truyền máu Cần Thơ đề nghị sử dụng máu tiết kiệm, chỉ dùng trong trường hợp cấp cứu.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.