Tính toán kỹ, lường trước các tình huống trong bầu cử

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phan Văn Giang kiểm tra thực tế công tác bầu cử tại  Bắc Kạn. (Ảnh: TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phan Văn Giang kiểm tra thực tế công tác bầu cử tại Bắc Kạn. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cơ bản đã hoàn thành đúng tiến độ, đúng luật và bảo đảm an toàn phòng chống dịch.

Có phương án ứng phó với bão, lũ, thiên tai...

Ngày 14/5, Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) do Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác bầu cử tại tỉnh Bắc Kạn. 

Đánh giá tỉnh Bắc Kạn đã chủ động triển khai công tác bầu cử sớm, Thượng tướng Phan Văn Giang cho rằng thời gian tới, tỉnh cần tính toán kỹ lưỡng, lường trước các tình huống để có phương án ứng phó, bảo đảm an toàn trong ngày bầu cử; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử, phải làm cho người dân thấy ngày bầu cử là ngày hội non sông, thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình. 

Tỉnh cũng cần làm tốt công tác tiếp xúc cử tri vận động bầu cử của các ứng viên; rà soát, cập nhật thông tin danh sách cử tri thường xuyên;  đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín ở thôn, bản. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; chuẩn bị tốt các phương án ứng phó với bão, lũ, thiên tai...

Cùng ngày, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác UBTVQH đã giám sát, kiểm tra công tác phục vụ bầu cử tại tỉnh Lâm Đồng. 

Phó Chủ tịch nước đánh giá, Lâm Đồng đã thực hiện được một khối lượng công việc rất lớn, tạo điều kiện cho các ứng cử viên được tiếp xúc trực tiếp với cử tri trong tình hình dịch Coivid-19 mà vẫn đảm bảo sự an toàn. Tỉnh cũng đã rất nỗ lực để tự chủ về kinh phí, phát huy lợi thế sẵn có để phục vụ bầu cử.

Phó Chủ tịch nước lưu ý tỉnh cần rà soát lại công tác chuẩn bị bầu cử, phát hiện những điểm còn khiếm khuyết để khắc phục; thông tin tuyên truyền sâu thêm về tiểu sử các ứng cử viên; tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác bầu cử, tránh bị lúng túng, ảnh hưởng đến tiến độ bầu cử; phân công người phụ trách để sâu sát địa bàn.

Tuyệt đối không để xảy ra sai sót

Ngày 14/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã làm việc với huyện Phúc Thọ và quận Đống Đa về công tác chuẩn bị bầu cử; công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Nhấn mạnh công tác chuẩn bị bầu cử đã đi đến chặng đường “nước rút của nước rút”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra bất cứ sai sót nào.

 Đối với huyện Phúc Thọ, cần nhanh chóng xét nghiệm các trường hợp F1, quản lý chặt chẽ việc cách ly của các trường hợp F2. “Phải gắn trách nhiệm người đứng đầu với công tác chuẩn bị cho bầu cử, các địa phương phải bảo đảm cử tri đi bỏ phiếu với tỷ lệ cao nhất” - ông Chu Ngọc Anh nêu rõ.

Đối với quận Đống Đa, cần lưu ý giải quyết tốt các vụ việc về đơn, thư khiếu nại, tố cáo, tập trung đông người; không để xảy ra vụ việc gây mất an ninh, trật tự, cháy, nổ... 

Nhằm chủ động phòng, chống dịch Covid-19, quận cần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của các tổ Covid-19 cộng đồng; chủ động phối hợp với các bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn về công tác phòng, chống dịch; đồng thời tổ chức xét nghiệm sàng lọc ở những nhóm đối tượng có nguy cơ cao trên địa bàn; xây dựng kịch bản khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 là thành viên tổ bầu cử. 

Cũng trong ngày 14/5, Đoàn kiểm tra, giám sát của Hội đồng Bầu cử Quốc gia do ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chánh Văn phòng HĐBC làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị bầu cử tại tỉnh Gia Lai.

Để công tác bầu cử đạt kết quả, ông Bùi Văn Cường đề nghị tỉnh chú trọng tập huấn các tình huống trong công tác bầu cử cho các thành viên tổ bầu cử để kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh; tiếp tục rà soát lại cơ sở vật chất để đảm bảo công tác bầu cử được diễn ra an toàn, thông suốt. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ông Bùi Văn Cường lưu ý tỉnh Gia Lai cần phân bổ hợp lý thời gian đi bầu cử của cử tri, tránh tập trung đông người để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Trong quá trình diễn ra bầu cử, tỉnh hết sức lưu tâm đến những đối tượng chống phá công tác bầu cử.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.