Tin vui trong mùa lễ Sen Đôlta ở huyện Hồng Dân, Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sau nhiều năm nằm trong khuôn viên Trường THCS Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), mùa lễ Sen Đôlta năm nay, hai tháp cốt được xây dựng khang trang, sạch đẹp không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của bà con mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer; góp phần cùng với chính quyền địa phương xây dựng đời sống văn hóa, xã hội quê hương ngày thêm khởi sắc.
Bà con đồng bào mong muốn chính quyền địa phương có hướng giải quyết vừa bảo đảm hoạt động tín ngưỡng vừa không ảnh hưởng việc học tập của học sinh.

Bà con đồng bào mong muốn chính quyền địa phương có hướng giải quyết vừa bảo đảm hoạt động tín ngưỡng vừa không ảnh hưởng việc học tập của học sinh.

Theo người dân địa phương cho biết, trước đây, tại ấp Tà Ben, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) có một ngôi chùa Khmer nhưng đến năm 1957 bị chiến tranh tàn phá, hoang phế, chỉ còn sót lại một vài tháp cốt. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền và người dân địa phương đã tổ chức phát hoang, dựng trường bằng cây lá mời thầy về dạy chữ cho con em mình. Từ đó, hình thành cụm các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở như ngày nay.

Do vị trí của tháp cốt nằm trong khuôn viên trường học, nên khi bà con đến cúng viếng đã phần nào ảnh hưởng đến việc học tập, giảng dạy của thầy và trò nhà trường. Vì vậy, bà con và thầy cô giáo nơi đây mong muốn chính quyền địa phương có giải pháp hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào Khmer hoạt động tín ngưỡng vừa bảo đảm hoạt động giáo dục của nhà trường.

Chia sẻ với phóng viên, ông Danh Thông (người dân ấp Tà Ky, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu), cho biết: “Hai tháp cốt này có từ thời còn chiến tranh, đến nay cũng xuống cấp rất nhiều, cũng nhờ chính quyền địa phương quan tâm tu sửa nên bà con đồng bào Khmer ở đây mới có chỗ nơi thờ cúng ông bà tổ tiên. Nhưng mà hiện tại thì cũng bất tiện lắm, bà con muốn đi cúng viếng thì phải vào từ cổng trường, nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc học tập của con cháu”.

Công trình cải tạo sửa chữa xây dựng lối đi, hàng rào, sân và các tháp cốt được khánh thành đúng vào dịp lễ Sen Đôlta của đồng bào Khmer.

Công trình cải tạo sửa chữa xây dựng lối đi, hàng rào, sân và các tháp cốt được khánh thành đúng vào dịp lễ Sen Đôlta của đồng bào Khmer.

Đây cũng là nỗi niềm của các thầy cô tại trường, theo thầy Trần Văn Tài - Hiệu trưởng Trường THCS Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, chia sẻ: “Vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, bà con đồng bào thường đến đây để cúng viếng ông bà quá cố, mà hai tháp cốt chưa có lối đi riêng nên phải đi vào từ cổng của nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường mong muốn chính quyền địa phương có thể xây dựng lối đi riêng vào tháp cốt để việc học tập của các em học sinh không bị ảnh hưởng”.

Nắm được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của bà con đồng bào Khmer nơi đây, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương lập dự án công trình xây dựng hàng rào, sửa chữa khu vực sân xung quanh tháp cốt và cải tạo, mở lối đi riêng để thuận tiện cho bà con Nhân dân đến cúng viếng ông bà, nhất là vào các dịp lễ, Tết.

Ngày 26/5/2022, công trình được khởi công xây dựng trước sự chứng kiến của đông đảo bà con đồng bào Khmer và chính quyền địa phương. Sau hơn 03 tháng xây dựng, nhân dịp lễ Sen Đôlta của đồng bào Khmer, ngày 26/9 vừa qua, UBND huyện Hồng Dân đã tổ chức Lễ khánh thành “Công trình cải tạo, sửa chữa xây dựng lối đi, hàng rào, sân và các tháp cốt”; đồng thời, tiến hành bàn giao cho bà con Nhân dân quản lý, sử dụng. Dịp này, chính quyền địa phương cũng đã trao tặng 50 suất quà cho bà con đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn được đón lễ Sen Đôlta đầm ấm.

Công trình được xây dựng khang trang, sạch đẹp không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của bà con mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer.

Công trình được xây dựng khang trang, sạch đẹp không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của bà con mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer.

Trong niềm vui phấn khởi, ông Danh Bậm (người dân ấp Tà Ben, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu), chia sẻ: “Vậy là từ nay ông bà tổ tiên coi như có nhà mới khang trang, sạch đẹp hơn. Từ nay việc học của con cháu mình cũng không bị ảnh hưởng nữa. Chúng tôi cũng không biết nói gì hơn ngoài sự cảm ơn đối với chính quyền địa phương đã quan tâm đến nguyện vọng của bà con đồng bào Khmer nơi đây”.

Ông Danh Bình (người dân ấp Ninh An, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu), hồ hởi chia sẻ: “Chúng tôi rất cảm ơn Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con. Bây giờ nhìn thấy chỗ nơi thờ cúng ông bà tổ tiên khang trang, sạch đẹp như vầy thì tôi xúc động lắm. Chính quyền còn tặng tôi phần quà để gia đình tôi được đón mùa lễ Sen Đôlta thêm phần trọn vẹn”./.

Đọc thêm

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.