Tin tặc Trung Quốc tấn công các tổ chức liên quan tranh chấp Biển Đông

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Các nhà nghiên cứu cho rằng các tin tặc người Trung Quốc đang đẩy nhanh các cuộc tấn công nhằm vào các tổ chức có liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, đưa không gian mạng trở thành một mặt trận mới trong tranh chấp ở khu vực.

Theo tờ Business Insider, căng thẳng ở Biển Đông đã gia tăng sau khi Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan mới đây công bố phán quyết trong vụ kiện Biển Đông do Manila khởi xướng theo hướng có lợi cho Manila. Trung Quốc sau đó nhiều lần nhấn mạnh không công nhận và không tuân thủ phán quyết.

Cùng với việc bác bỏ tính hợp pháp của phiên tòa, giới chức Trung Quốc liên tục có những phát biểu khiêu khích và tổ chức các cuộc tập trận nhằm phô diễn sức mạnh ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, công ty an ninh mạng của Thụy Điển F-Secure trong một báo cáo vừa được công bố cho biết họ đã phát hiện mã độc cố tình nhằm vào các tổ chức chính phủ và các công ty trong lĩnh vực tư nhân có liên quan đến tranh chấp Biển Đông.

Theo nhóm nghiên cứu của F-Secure, những vụ tấn công này đã diễn ra được 1 thời gian. “Chúng tôi thấy mẫu mã độc NanHaiShu đã bắt đầu hoạt động từ vài năm trở lại đây và đến tháng 3/2016, mã độc này vẫn đang hoạt động” – báo cáo của F-Secure cho biết thêm.

Vẫn theo báo cáo của công ty an ninh mạng Thụy Điển, các mục tiêu của mã độc hại nói trên bao gồm Bộ Tư pháp Philippines, những đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và một công ty luật quốc tế đại diện cho một trong các bên có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.

Mã độc này hoạt động thông qua những email giả mạo được gửi tới mục tiêu, lừa các nạn nhân mở tệp đính kèm có chứa mã độc nhằm bí mật cho phép kẻ tấn công kiểm soát máy tính của nạn nhân. Các nhà nghiên cứu cho rằng những cuộc tấn công mà họ phát hiện dường như đặc biệt liên quan đến phiên xử trọng tài và nhằm mục đích là để thu thập thông tin tình báo về các vụ việc pháp lý đang được xây dựng. 

Báo cáo của F-Secure cũng nêu rõ mã độc trong các vụ tấn công này có nguồn gốc từ Trung Quốc. “Phân tích kỹ thuật của chúng tôi cho thấy mã độc có liên quan đến các nhà phát triển phần mềm ở Trung Quốc đại lục. Thêm vào đó, chúng tôi cũng xem xét một điểm đặc biệt là việc lựa chọn các tổ chức mục tiêu để xâm nhập có liên quan đến những chủ đề vốn được xem là lợi ích quốc gia của Chính phủ Trung Quốc. Dựa trên những điểm này, chúng tôi cho rằng yếu tố đe dọa này có nguồn gốc từ Trung Quốc” – báo cáo giải thích.

Thực tế cho thấy, trong những ngày qua đã xảy ra một loạt các vụ tấn công nhằm vào các trang web của các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông do tin tặc được cho là từ Trung Quốc gây ra. Theo tờ Philstar của Philippines, 3 ngày sau khi phán quyết của Tòa trọng tài được công bố đã có ít nhất 68 trang web của nước này bị tấn công mạng dưới nhiều mức độ khác nhau, bao gồm tìm cách tấn công, đánh sập hoàn toàn, khiến các trang web lâm vào tình trạng từ chối truy cập hay thay đổi nội dung trên các trang web này.

Trong bài viết trên trang Diplomat hôm 22/7, tác giả Anni Piiparinen – trợ lý giám đốc của trung tâm Sáng kiến mạng quản lý các vấn đề nhà nước về không gian mạng - cho rằng các cuộc tấn công mạng chính là vũ khí bí mật của Trung Quốc ở Biển Đông. “Sau khi thua trong cuộc chiến pháp lý với Philippines ở The Hague, các chiến binh mạng Trung Quốc đang điên cuồng thực hiện các vụ tấn công” – Piiparinen nhận định.

Piiparinen cũng cho rằng các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei cần phải bắt đầu đầu tư nghiêm túc vào việc phòng thủ mạng tinh vi thông qua việc tăng đầu tư quốc gia, các sáng kiến khu vực và tăng cường liên minh quốc tế nhằm đối phó với tin tặc từ Trung Quốc. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.