Tìm về quê cũ nhà Trần

Những di vật đá trưng bày ở đền An Sinh thể hiện giá trị điêu khắc kiến trúc thời Trần
Những di vật đá trưng bày ở đền An Sinh thể hiện giá trị điêu khắc kiến trúc thời Trần
(PLO) - Nhà Trần chính thức bắt đầu trong lịch sử phong kiến Việt Nam năm 1225 và tồn tại 175 năm ( đến 1400) với 13 đời hoàng đế. Ngoài phủ Thiên Trường, Nam Định, vùng đất Long Hưng ( huyện Hưng Hà), Thái Bình, thì vùng đất An Sinh, huyện Đông Triều, Quảng Ninh cũng còn lưu giữ những vết tích lịch sử của nhà Trần.

1. Ông tổ họ Trần ở Việt Nam là Trần Tự Minh, người từng giúp An Dương Vương chống quân Triệu Đà. Khi thành Cổ Loa thất bại, Trần Tự Minh về vùng Kinh Bắc ( Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay) ở ẩn. Trải qua hơn 1000 năm đến hậu duệ của ông là Trần Kinh đã tới khai hoang, cai quản vùng đất An Sinh, Đông Triều sau đó tới vùng đất Tức Mặc ( Thiên Trường-Nam Định) lấy vợ sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp lại rời mộ cha mẹ sang vùng Long Hưng ( Hưng Hà-Thái Bình) lấy vợ sinh ra Trần Lý. Trần Lý chính là ông nội của Trần Thái Tông ( Trần Cảnh)-vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần. 

Như vậy có thể nói sau vùng đất Kinh Bắc thì đất Đông Triều chính là quê cũ, là nơi khởi thủy và mang dấu ấn hình thành lên nhà Trần sau này. Để tưởng nhớ về nơi cha ông mình khai hoang, sinh sống các hoàng nhà Trần rất coi trọng vùng đất Đông Triều. Bằng chứng là ở đây nhà Trần đã dựng lên đền An Sinh, nơi thờ tự 7 trong số 13 vị hoàng đế của vương triều. Sau đó đến vị hoàng đế nhà hậu Trần là Trần Giản Định ( tức Giản Định Đế) cũng được thờ tự ở đây.

Đông Triều cũng là nơi an táng của 7 vị hoàng đế giai đoạn cuối của nhà Trần. Ngoài ra ở đây còn có một lăng vọng - lăng Tư Phúc( lưu giữ thần vị của 3 vị Vua: Thái Tông, Thánh Tông và Phế Đế chuyển từ Thái Bình tới) và các đền, chùa…rất nổi tiếng như chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọc Thanh, chùa Trung Tiết, đền Thái… gắn liền với nhà Trần vẫn còn dấu tích cho đến ngày nay.

Tấm biển chỉ dẫn vào các khu lăng mộ vua Trần
Tấm biển chỉ dẫn vào các khu lăng mộ vua Trần

2. Từ ngã tư Đông Triều, chúng tôi bắt đầu hành trình tìm đến di tích Đền An Sinh ( nằm trên địa phận xã An Sinh, Đông Triều). Cho đến nay mới chỉ có đền An Sinh, nơi thờ các vị đế vương nhà Trần ở trung tâm xã An Sinh là được đầu tư, phục dựng lại một cách khá nhất.

Đây cũng chính là nơi đón tiếp đông đảo du khách tới tham quan, tìm hiểu về nhà Trần, về cuộc đời sự nghiệp của các đế vương. Đền An Sinh ngày nay có diện tích hơn 1000m2, mặt bằng kiến trúc dạng chữ “Công”, gồm 5 gian tiền đường, một toà trung điện và 5 gian 2 chái hậu cung, với kết cấu hai tầng tám mái, các bộ vì kèo dạng chồng rường, giá chiêng. Đền là nơi thờ Trần Hưng Đạo, Công đồng, Sơn thần, Thổ địa và 8 vị vua Trần (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Nghệ Tông và Giản Định Đế). 

Trong khuôn viên đền hiện còn lưu giữ rất nhiều hiện vật có giá trị về mặt nghệ thuật kiến trúc có niên đại khoảng thế kỷ XIV- XVIII, như: bia đá, mảnh tháp, gạch, ngói, linh thú…Đặc biệt phía sau đền du khách có thể dạo bộ dưới rừng thông, rừng trúc xanh mát. 

Ngải Sơn Lăng nơi yên nghỉ của vua Trần Hiến Tông
Ngải Sơn Lăng nơi yên nghỉ của vua Trần Hiến Tông

3. An Sinh là một vùng đất cổ, trước kia có tên Yên Sinh. Đây là nơi có 6 khu lăng mộ an táng 7 Vua Trần. Hiện nay 5 trong 6 khu lăng mộ chúng tôi tìm đến đều đang trong tình trạng hoang phế, cổ vật vương vãi ở vườn nhà dân, hoặc đang manh nha trong kế hoạch trùng tu.

Chỉ có duy nhất Ngải Sơn Lăng ( nơi yên nghỉ của Trần Hiến Tông) là được quan tâm sơn và khá toàn vẹn. Khu Ngải Sơn Lăng có nhà mái che, bên trong là khu mộ xây phần bằng đá,  cùng hương án, bia ghi tiêu sử Trần Hiến Tông…

Xung quanh Ngải Sơn Lăng còn có khu vườn cây xanh tốt.  Đặc biệt du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng vườn tượng làm theo hình thức mô phỏng lại khá độc đáo. Vườn tượng này mô phỏng lại những công trình, nét kiến trúc tiêu biểu nhất của nhà Trần. Ngoài ra theo tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chúng tôi còn được biết thông tin ở đây có một khu lăng mộ khác là Hỷ Lăng đã không còn dấu tích.

Lần theo con đường mòn um tùm cây lá chúng tôi tìm lên núi Ngọc Thanh thuộc thôn Đạm Thủy, xã Thủy An. Tương truyền trên núi này có khu Hỷ Lăng ( nơi an nghỉ của Vua Trần Duệ Tông và Trần Thuận Tông). Theo vị sư già trụ trì ở chùa cho biết, thực chất đây là là khu lăng mộ giả của hai ông Vua. Tuy đã sống hơn nửa thế kỷ ở núi Ngọc Thanh, nhưng nhà sư chưa từng nhìn thấy hình hài của Hỷ Lăng bao giờ. Tuy không tìm được khu lăng mộ của hai bậc đế vương xưa, nhưng chúng tôi đã được nhà sư và các tiểu tiếp đón, dẫn đi vãn cảnh non nước hữu tình. Đặc biệt Chùa, Am Ngọc Thanh đã và đang là một vườn dược liệu quý của tỉnh Quảng Ninh.

Rồng đá ở chùa Quỳnh Lâm mang đặc trưng nghệ thuật điêu khắc thời Trần
Rồng đá ở chùa Quỳnh Lâm mang đặc trưng nghệ thuật điêu khắc thời Trần

4. Song song với dấu tích lịch sử của nhà Trần, thì những giá trị nghệ thuật trong xây dựng, điêu khắc, kiến trúc hiện vẫn còn được lưu dấu ở Đông Triều. Ở khu vườn bên cạnh Ngải Sơn Lăng hay ở trong Đền An Sinh hiện trưng bày một số cổ vật là những tượng, trụ cột đá, bia đá, gạch nung thuộc nhà Trần ( thế kỷ 13-14). Đặc biệt là đôi rồng đá ở chùa Quỳnh Lâm có những nét hoa văn tinh xảo được các nghệ nhân xưa tạc ở các phần đầu rồng, lưng thân rồng và các chân rồng. Đôi rồng đá tiêu biểu ở chùa có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn rồng thời Lý.

Có thể nói cặp rồng đá bậc cửa ở chùa Quỳnh Lâm hoàn toàn đúng nghĩa là tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong không gian 3 chiều, vượt qua tính chất kiểu trang trí phụ họa cho vật phẩm khác. Nó đã là tác phẩm điêu khắc độc lập tự thân tồn tại dù hiện nay đôi rồng đá ở đây đã bị sứt mẻ và bị những lớp bụi bẩn của năm tháng hủy hoại ít nhiều, nhưng vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật đích thực của nó thì chúng ta không thể phủ nhận. 

Gạch nung và di vật đá ( thế kỷ 13-14) nhà Trần
Gạch nung và di vật đá ( thế kỷ 13-14) nhà Trần

Quan sát những hoa văn điêu khắc trên đá, gạch nung ở những hiện vật khác còn sót lại ở vùng Đông Triều, chúng ta có thể thấy điêu khắc nghệ thuật trong thời kỳ này đã tiếp nối những thành tựu của nhà Lý ( thế kỷ 11-12) và phát triển nó lên một bước mới đẹp đẽ hơn, khỏe khoắn hơn…

Nét đặc trưng trong kiến trúc điêu khắc ở đây chính là thể hiện sự đa dạng trong bản sắc văn hóa của người Việt, kết hợp với tinh thần yêu nước, thượng võ bởi đã trải qua 3 cuộc chiến tranh chống quân Nguyên-Mông oanh liệt. Điêu khắc nghệ thuật nhà Trần ở vùng Đông Triều được thể hiện qua các công trình như đền chùa, lăng tẩm. Các chân cột đá còn sót lại ở chùa Quỳnh Lâm, Đền An Sinh đều có hình hoa sen với phong cách trang trí dân dụng. 

Rất nhiều gạch ngói cổ thời Trần còn nằm trong vườn nhà dân
Rất nhiều gạch ngói cổ thời Trần còn nằm trong vườn nhà dân

Có thể nói những gì còn xót lại của một vương triều như các cổ vật, dấu tích lăng mộ đế vương và kiến trúc đình, chùa đã cho ta hình dung ra vẻ đẹp, độ hoành tráng và trình độ xây dựng, kiến trúc thời nhà Trần. Chúng tôi mong rằng các cơ quan chức năng sẽ bảo tồn và phục dựng lại. Tương lai không xa nơi đây sẽ trở  thành điểm hành hương tâm linh, du lịch kết hợp với tìm hiểu văn hóa, lịch sử rất hay. 

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.