Tìm thế độc lập cho Kiểm toán Nhà nước

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN), ông Đinh Tiến Dũng, vấn đề tồn tại nhất hiện nay là địa vị pháp lý của KTNN chưa được quy định trong Hiến pháp nên không tránh khỏi khó khăn khi  xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động KTNN. 

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN), ông Đinh Tiến Dũng, vấn đề tồn tại nhất hiện nay là địa vị pháp lý của KTNN chưa được quy định trong Hiến pháp nên không tránh khỏi khó khăn khi  xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động KTNN. Hôm qua (24/7),  Hội thảo quốc tế bàn về vấn đề này đã được KTNN và Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội phối hợp tổ chức...

Cơ quan chuyên môn hay công cụ kiểm tra?

Theo Luật KTNN, “KTNN là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật...”; “Tổng KTNN do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quộc hội sau khi trao đổi thống nhất với Thủ tường Chính phủ...”.

Nhiều ý kiến cho rằng thuật ngữ “chuyên môn” trong quy định này chưa phản ánh đúng bản chất là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất của quốc gia. Mặt khác, Luật KTNN quy định như vậy nhưng cả Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức Chính phủ- mặc dù mới được sửa đổi, bổ sung sau khi Luật KTNN được ban hành - cũng không có nội dung nào quy định về vấn đề này.

Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh- Chủ tịch Hội Kế toán, kiểm toán Việt Nam - vấn đề quan trọng là nhận thức và quan điểm. Nếu chỉ coi KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật như quy định hiện hành thì thực chất KTNN không phải là cơ quan thuộc một trong ba nhánh quyền lực nhà nước  pháp quyền mà chỉ là cơ quan chuyên môn giúp việc cho Quốc hội, HĐND có tính độc lập cao trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ về mặt chuyên môn. Do vậy các điều khoản quy định liên quan đến KTNN sẽ bổ sung và chỉnh sửa trong các chế định liên quan Quốc hội, HĐND, Chính phủ và UBND các cấp....

Nhưng, nếu quan niệm KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước, không thuần túy là cơ quan chuyên môn mà là cơ quan của một nhánh quyền lực của nhà nước, cơ quan thuộc nhánh quyền lực tư pháp phục vụ Quốc hội, HĐND kiểm tra, kiểm soát việc thực thi quyền lực về tài chính nhà nước, về ngân quỹ quốc gia trong hệ thống pháp quyền Việt Nam thì cần thiết có một mục trong Chương X về TAND, VKSND, trong đó đưa ra một số quy định về địa vị pháp lý, tính độc lập của hoạt động  KTNN, về Tổng KTNN, các Phó Tổng KTNN, về quan hệ phục vụ của KTNN với Quốc hội, HĐND các cấp...

Chỉ độc lập khi được quy định trong Hiến pháp

 “Sự độc lập của cơ quan kiểm toán tối cao (CQKTTC) là nền tảng cho việc thực hiện chức năng của nhà nước, từ đó phục vụ cho công việc của Quốc hội, trực tiếp củng cố vị thế và vai trò của Quốc hội trong chức năng giám sát và kiểm soát...”- ông Josef Moser Chủ tịch Tòa Thẩm kế Áo, Tổng thư ký Tổ chức quốc tế các CQKTTC (INTOSAI) - lưu ý. Ông Josef Moser cũng đặc biệt nhấn mạnh: “Sự độc lập chỉ được đảm bảo nếu vị trí đó được xác lập trong luật, có địa vị pháp lý cao và từ đó được ghi trong Hiến pháp”.

Theo chuyên gia này, CQKTTC phải hoạt động độc lập với đơn vị được kiểm toán, được bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài. Sự độc lập này đảm bảo việc chuẩn bị báo cáo về kết quả kiểm toán được cân đối đáng tin cậy và khách quan, không chỉ tối quan trọng đối với một nền hành chính công minh bạch mà còn đảm bảo thực hiện hiệu quả chức năng kiểm soát của Quốc hội đối với Chính phủ, củng cố niềm tin của quần chúng vào bộ máy hành chính của nhà nước.

Được biết, ở tất cả các nước có cơ quan KTNN, những vấn đề cơ bản về địa vị pháp lý, tính độc lập của cơ quan KTNN, Tổng KTNN đều được quy định trong Hiến pháp của mỗi nước.

TS Đinh Trung Tụng- Thứ trưởng Bộ Tư pháp:

Nguyên tắc quan trọng và cơ bản nhất trong hoạt động của KTNN là đảm bảo tính độc lập bằng pháp luật. Địa vị pháp lý của KTNN dù trực thuộc ngành lập pháp, hành pháp hay độc lập với cả hai ngành này hay trực thuộc Tổng thống (hay Nhà vua) cũng đều thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập theo quy định trong Hiến pháp và các đạo luật khác.

Mặc dù khó có thể đạt được sự độc lập một cách tuyệt đối vì CQKTTC là một bộ phận thuộc cơ cấu trong bộ máy nhà nước, nhưng về nguyên tắc, CQKTTC phải được trao quyền độc lập cấn thiết về mặt chức năng và tổ chức để có thể hoàn thành nhiệm vụ. Mức độ cần thiết này phải bảo đảm được sự bảo vệ đầy đủ của pháp luật để chống lại mọi sự can thiệp từ bên ngoài bởi các quyền năng chính trị...

Thanh Lan

Đọc thêm

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.