Tiểu thương điêu đứng sau thông tin lô cá nục nhiễm Phenol

Cơ quan chức năng kiểm tra lấy mẫu cá nhiễm độc
Cơ quan chức năng kiểm tra lấy mẫu cá nhiễm độc
(PLO) -Sở NN&PTNT Quảng Trị cho rằng chất phenol không có trong các chỉ tiêu theo dõi an toàn thực phẩm của ngành nông nghiệp còn Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) - Sở Y tế lại khẳng định đó là chất tuyệt đối cấm. Trong khi hai cơ quan chuyên ngành đang mải phân bua trách nhiệm quản lý, quy chế… thì các tiểu thương là những người gánh chịu hậu quả đầu tiên.

Cá đông lạnh nhiễm chất cấm

Trước đó, ngày 11/6, đoàn liên ngành của tỉnh Quảng Trị đã tiến hành kiểm tra thực tế tại kho lạnh của bà Lê Thị Thuộc (TT.Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị). Qua xét nghiệm, 1 mẫu cá có hàm lượng Phenol là 0,037 mg/kg. Đây là chất dùng trong công nghiệp để tẩy uế, sát khuẩn, tuyệt đối không được có trong thực phẩm, kể cả bao bì thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Ông Hồ Sỹ Biên - Chi cục trưởng chi cục ATVSTP Quảng Trị cho biết, chất phenol là loại chất cực độc, có thể gây chết người trong khoảng thời gian sau 10 ngày sử dụng. Ông Trần Văn Thanh – Phó GĐ Sở Y tế Quảng Trị cũng khẳng định, đối với ngành y tế phenol là một chất độc không được phép có trong thực phẩm. Tỷ lệ cho phép trong thực phẩm là 0,001 mg/kg, trong khi kết quả xét nghiệm lên tới 0,037 mg/kg.

Trình bày với cơ quan chức năng, bà Thuộc cho hay lô cá nục này bà mua khoảng đầu tháng 5 và thực hiện các bước bảo quản đúng quy trình. “Sau khi rửa sạch cá, tôi cho vào khay và đưa vào tủ cấp đông với nhiệt độ -40 độ C. Sau 14 tiếng để “cá chín”, tôi đưa ra ngoài bảo quản ở tủ đông với nhiệt độ -20 độ C từ đó đến nay”, bà Thuộc nói.

Cũng theo bà Thuộc, bà không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào trong công tác bảo quản và không biết chất cực độc đến từ đâu. Tuy vậy, dù chỉ căn cứ vào mẫu nghiệm duy nhất nhưng đoàn liên ngành đã có thông tin sẽ quyết định tiêu hủy gần 30 tấn cá nói trên. Về vấn đề này, nhiều cơ quan chức năng có ý kiến, cho rằng làm sai quy trình vì không thể căn cứ 1 mẫu xét nghiệm để đánh đồng cả lô cá.

Cơ quan chức năng “đá” nhau

Trong khi nguyên nhân dẫn đến việc lô cá nục nói trên nhiễm độc còn chưa tìm ra thì từ phía cơ quan chức năng lại “lòi” ra một vấn đề mới, 2 ngành nông nghiệp và y tế không thống nhất, cũng như không có hành lang pháp lý chung nào trong việc quản lý chất cấm độc hại này.

Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho rằng, chất phenol không có trong các chỉ tiêu theo dõi an toàn thực phẩm của ngành nông nghiệp. Cũng theo ông Hưng trong điều kiện bình thường của tự nhiên, nước biển cũng như trong quá trình sử dụng, cấp đông, chế biến hay phân hủy thì cá cũng có thể phát sinh hàm lượng phenol.

Ngoài ra, ông Hưng còn thông tin rằng từ tháng 5 đến nay cơ quan chức năng đã cấp 181 giấy chứng nhận khai thác xa bờ với 4.300 tấn, lấy 36 mẫu cá đi kiểm tra và tất cả đều an toàn. Ông Hưng cũng thừa nhận việc cấp giấy chứng nhận không thể cho kết quả chính xác bằng việc đưa đi xét nghiệm mẫu.

Ông Hưng cũng khẳng định, ngành nông nghiệp không theo dõi về tiêu chí phenol trong thực phẩm: “Trong quá trình kiểm tra, theo cơ quan Y tế thì có 1 trong 6 mẫu là có hàm lượng phenol ở ngưỡng 0,037 mg/kg. Theo quy định đối với ngành nông nghiệp và chi cục quản lý chất lượng thì không theo dõi về tiêu chí này.

“Chúng tôi đề nghị chúng ta phải thông tin chính xác và phản ánh đúng đối tượng, tránh tình trạng chúng ta đưa thông tin gây ảnh hưởng đến đời sống cũng như việc kinh doanh và việc đánh bắt của ngư dân trên địa bàn tỉnh” - ông Hưng nói.

Trong khi đó, người đứng đầu ngành ATTP Quảng Trị cho hay, đến nay, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 105 mẫu hải sản thì tất cả đều bình thường, trong ngưỡng an toàn. Riêng mẫu phát hiện chất phenol này là cá biệt. Mặc dù cá nhiễm hàm lượng phenol rất thấp nhưng đã có quy định không được phép có phenol trong thực phẩm nên nói ăn cá có nhiễm phenol sẽ ngộ độc ngay bây giờ thì không thể nhưng nó gây ảnh hưởng lâu dài về sau.

Để giải quyết tồn tại nói trên, lãnh đạo ngành y tế Quảng Trị cho rằng, trước tiên là cấm sử dụng, còn việc giữa Sở Y tế và Sở NN&PTNT còn tranh cãi, tới đây sẽ có văn bản báo cáo tỉnh và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế để có sự thống nhất chung. Trước hết, sẽ tiếp tục lấy thêm mẫu ở lô cá nói trên gửi ra Hà Nội hoặc TP. HCM để kiểm nghiệm thêm.

Phenol là chất cực độc

Theo TS Lê Thanh Lựu - Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), chuyên gia đầu ngành về thủy sản cho biết, phenol là chất cực độc. Chất này là tên riêng của hợp chất cấu tạo bởi nhóm Phenyl kết với nhóm Hidroxyl, chất tiêu biểu cho các Phenol.

Do có tính diệt khuẩn cao nên Phenol được dùng trực tiếp làm chất sát trùng, tẩy uế, điều chế các chất diệt nấm mốc như Ortho; Para hay Nitrophenol...

Điều nguy hiểm là Phenol tác động thẳng lên cấu trúc não bộ và thần kinh như khiến tăng động, tăng sự hung hãn, suy giảm ý thức, dậy thì sớm, kích thích sự phát triển tuyến vú, rối loạn chu kỳ sinh sản, gây ra những hiệu ứng bất thường ở buồng trứng, gây vô sinh, kích thích các tế bào gây ung thư tiền liệt tuyến, suy giảm chức năng miễn dịch, đái tháo đường...

“Do Phenol rất dễ hòa tan trong các loại thực phẩm nên chủ yếu đi vào cơ thể người qua đường ăn uống. Một khi Phenol vào cơ thể thì rất khó để có thể đẩy, thải ra ngoài được” – TS Lê Thanh Lựu nói.

Tiểu thương điêu đứng

Một ngày sau khi Chi cục ATVSTP, Sở Y tế Quảng Trị có văn bản báo cáo UBND tỉnh Quảng Trị về kết quả kiểm nghiệm 30 tấn cá nục trong kho cấp đông của vựa cá Dũng Thuộc có hàm lượng phenol, ngày 11/6, toàn bộ cảng cá Cửa Tùng vắng tanh, gần như không có bất kỳ hoạt động mua bán nào diễn ra.

Chợ cá Cửa Tùng vắng bóng người mua kẻ bán
Chợ cá Cửa Tùng vắng bóng người mua kẻ bán

Trong khi cơ quan chức năng đang cố truy tìm nguồn gốc chất phenol trong lô cá nục này thì bà Thuộc cho hay thiệt hại của gia đình là rất nặng nề. Theo bà ngoài 30 tấn cá bị cho là nhiễm phenol phải tiêu hủy bà đã thu mua với giá 25.000 đồng/kg thì hàng chục tấn còn lại trong kho lạnh của bà cũng khó mà tiêu thụ được.

Ngoài bà Thuộc, hầu hết các tiểu thương và các cơ sở kinh doanh cá trên địa bàn TT.Cửa Tùng và tỉnh Quảng Trị đều ế ẩm vì thông tin nêu trên. Giá cá nục cũng chạm đáy khi chỉ còn 8.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Tiến Long, Trưởng cảng cá Cửa Tùng cho biết ngày vài ngày qua, hầu như không có tàu nào vào bờ bán cá. Có thể, do thông tin cá nục bị nhiễm độc khiến ngư dân lo ngại, hoặc họ cập bờ nơi khác...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.