Tiêu thụ nông sản vùng dịch: Chú trọng thị trường nội địa

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan (phải) vào tâm dịch Bắc Giang bàn giải pháp tiêu thụ vải thiều.  Ảnh: Văn Giang
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan (phải) vào tâm dịch Bắc Giang bàn giải pháp tiêu thụ vải thiều. Ảnh: Văn Giang
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Không có lý gì, thị trường Nhật Bản đã công nhận mà người tiêu dùng nội địa lại quay lưng với vải thiều”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh và cho rằng một khi nội địa bán được nhiều, giá xuất khẩu có thể tăng vì lượng cung giảm…

Khi những ca F0 vẫn không ngừng tăng lên ở tâm dịch Bắc Giang, Tư lệnh ngành Nông nghiệp đã có chuyến công tác đặc biệt đến với Bắc Giang, khi mà chỉ còn 10 ngày nữa vải thiều Lục Ngạn vào chính vụ. “Đây là lúc tổng lực ra quân, vì tình hình cấp bách, bà con cũng đang rất nóng ruột” , Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.

Làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng cho biết, khi hay tin ông đến tâm dịch COVID-19, rất nhiều bà con nông dân trên khắp cả nước bày tỏ sự quan tâm tới chuyến đi. “Tôi tin, tất cả đều muốn quả vải của tỉnh ngày một tốt hơn, được biết đến rộng rãi hơn”, Bộ trưởng quả quyết.

Ông cũng chia sẻ cảnh nhiều xe tải ghi “giải cứu nông sản” gặp trên đường vào đất vải Lục Ngạn. Điều này khiến ông trăn trở, bởi vải thiều Lục Ngạn là nông sản được cấp chỉ dẫn địa lý, sản phẩm được đánh giá cao không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn cả quốc tế. Theo Bộ trưởng, dùng từ “giải cứu” khiến người nông dân tổn thương, thậm chí làm giảm chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, nó có thể khiến mọi người hiểu lầm…

Việc xuất hiện những thông tin trái chiều về quả vải như giá vải xuống thấp, hay chậm trễ vận chuyển từ vùng thu hoạch tới tay người dùng, theo Bộ trưởng Hoan, là ở việc phi đối xứng thông tin, là do giữa cung và cầu không thông suốt, dẫn đến những cái nhìn sai lệch.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, ông Dương Văn Thái cho biết, hiện Bắc Giang đang vào đầu vụ thu hoạch vải thiều. Trong tổng số 40.000 tấn vải sớm, Bắc Giang đã tiêu thụ được 20.000 tấn. Theo Bí thư Thái, hiện việc tiêu thụ vải tương đối thuận lợi vì sản lượng còn ít, vải thiều xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn cơ bản thuận lợi. Tuy nhiên, điều Bắc Giang lo nhất là từ ngày 10/6, vào chính vụ thu hoạch, sản lượng lên tới 140.000 tấn, ước tính mỗi ngày có đến 10.000 - 20.000 tấn vải thiều cần được tiêu thụ ra khỏi tỉnh.

“Vải chất lượng rất tốt, XK sang Nhật Bản tiêu thụ nhanh, giá tốt, lên đến 350.000 - 400.000 đồng/kg. Đầu vụ, việc XK vẫn thuận lợi nhưng khi thu hoạch rộ, chúng tôi tính đến phương án tiêu thụ nội địa 70%, XK 30%”, ông Thái cho biết.

Để đạt mức tiêu thụ trong nước 70%, lãnh đạo Bắc Giang bày tỏ, tỉnh đang rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, các địa phương và hiệp hội. Tỉnh Bắc Giang đề nghị Thủ tướng Chính phủ có thể cho Bắc Giang giấy phép thông hành, tỉnh sẽ cấp cho các xe vải giấy chứng nhận khẳng định vải an toàn, lái xe có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Khi các xe có giấy chứng nhận của UBND tỉnh, thì các địa phương cho một luồng xanh để đi không phải dừng lại kiểm dịch qua mỗi địa phương…

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kêu gọi sự vào cuộc tổng lực của nhiều tổ chức như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... Đồng thời đề nghị tỉnh Bắc Giang và các đơn vị liên quan làm việc khẩn trương với các đơn vị vận chuyển, kể cả bưu điện để làm thế nào tăng cường chân rết tới từng ngõ ngách, để quả vải đến tận tay người mua.

“Không có lý gì, thị trường Nhật Bản đã công nhận mà người tiêu dùng nội địa lại quay lưng với vải thiều”, Bộ trưởng nhấn mạnh và cho rằng một khi nội địa bán được nhiều, giá XK có thể tăng vì lượng cung giảm…

Trong dài hạn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ hỗ trợ các hợp tác xã, trong đó thí điểm ưu tiên cho các hợp tác xã ở Bắc Giang nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ xây dựng các hợp tác xã nâng cao công nghệ sơ chế, chế biến, năng lực logistics của hợp tác xã, từ đó giúp người dân chủ động tiêu thụ nông sản trong bất kỳ tình huống nào. Đồng thời sẽ thiết lập thông tin hai chiều để cung cấp đầy đủ thông tin về sản lượng, thời điểm thu hoạch cho các đơn vị phân phối, không đợi đến khi thu hoạch rồi mới thấy thừa hay thiếu.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.