Tiêu hủy sừng tê giác để bảo vệ tê giác

Thiêu hủy 33 kg sừng tê giác. (Ảnh: Vườn thú Dvur Kralove)
Thiêu hủy 33 kg sừng tê giác. (Ảnh: Vườn thú Dvur Kralove)
(PLO) - Chào mừng Ngày Tê giác Thế giới, vườn thú Dvur Kralove (CH Séc) đã tổ chức thiêu hủy 33 kg sừng tê giác trong kho dự trữ của mình với sự tham gia của nhà bảo tồn và nhà nhân loại học nổi tiếng người Kenya - Richard Leakey cùng siêu mẫu Veronica Varekova và nhà bảo tồn học đến từ Kenya - Paula Kahumbu.  

Vườn thú Dvur Kralove tổ chức sự kiện này nhằm chỉ ra cho cộng đồng thấy rằng sự sống loài tê giác đang bị đe dọa nghiêm trọng, và nhu cầu sử dụng mù quáng sừng tê giác là nguyên nhân chính đẩy giống loài này đến bờ vực tuyệt chủng. Thiêu hủy sừng tê giác là hành động mang tính biểu tượng, kêu gọi cộng đồng nhận thức về hậu quả hành vi của mình.

Mua bán và vận chuyển sừng tê giác đồng nghĩa với việc làm giàu cho những kẻ săn bắt trái phép và tiếp tay cho nạn thảm sát tê giác dã man. Thông qua sự kiện này, vườn thú Dvur Kralove mong muốn truyền đi thông điệp mạnh mẽ rằng: “Sừng tê giác thuộc về loài tê giác, không thuộc quyền sở hữu của con người”.

Việt Nam cũng là một trong số những nước tiên phong tiến hành tiêu hủy sừng tê giác. Cuối năm 2016, 70 kg sừng tê giác và 2 tấn ngà voi cùng với một số sản phẩm từ loài hổ và gấu hoang đã bị tịch thu từ các vụ buôn bán bất hợp pháp đã bị tiêu hủy tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các bộ ngành tổ chức với sự tham gia của đại diện nhiều tổ chức phi chính phủ và đại sứ quán. Đây được coi như một quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trước thế giới, thể hiện sự không khoan nhượng trước các vi phạm liên quan đến tê giác để răn đe những kẻ đã, đang và có ý định buôn lậu các sản phẩm từ tê giác. 

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.