Tiết lộ bệnh tật qua giọng nói

Tiết lộ bệnh tật qua giọng nói
(PLO) - Giọng nói có thể cho biết nhiều điều về sức khỏe, với sự thay đổi về âm sắc thường xảy ra trong một số bệnh nhẹ, nhưng đôi khi báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều.
Những thay đổi trong âm vực – cao hoặc thấp – xảy ra khi có những thay đổi trong hình dạng của khoang giữa các dây thanh âm. Tuy nhiên, hình dạng của họng, mũi và miệng sẽ quyết định tính chất giọng nói của mỗi người.
1. Giọng khào khào: Trào ngược a xít
Giọng nói khào khào vào buổi sáng có thể là đặc trưng của tình trạng ngái ngủ, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu rõ ràng của trào ngược a xít.
Sự di chuyển của axít từ dạ dày đi ngược lên thực quản có thể tới vùng hầu họng, thường được gọi là trào ngược thanh quản thực quản hay LPR.
Thanh quản bị a xít kích thích có thể khiến giọng bị khàn, vì các nếp gấp của dây thanh âm bị phù nề, khiến chúng không rung được như bình thường.
Giọng khào khào cũng có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác. Mọi thay đổi về giọng nói đều là dấu hiệu báo động về cả bệnh lý lành tính và ung thư thanh quản.
Tuy nhiên có nhiều tổn thương và tình trạng bệnh lành tính cũng khiến giọng nói trở nên khào khào. Thậm chí kiểu giọng này còn được nhiều thanh thiếu niên ưa thích.
2. Giọng ngàn ngạt: Viêm xoang mạn
Cảm lạnh có thể khiến giọng nói trở nên ngàn ngạt khi mũi bị tắc. Giọng nói “cảm lạnh” nghe giống như không có không khí đi qua mũi. Nếu không khí không thể đi qua mũi (do bệnh hay do thói quen) thì sẽ tạo ra giọng “cảm lạnh”. Điều này khiến cho tính chất giọng nói trở nên rất khác, vì âm sắc giọng nói của chúng ta được cộng hưởng trong mũi và xoang.
Giọng ngàn ngạt kéo dài có thể là hệ quả của viêm mũi xoang mạn tính do viêm nhiễm, dị ứng hoặc phản ứng miễn dịch với yếu tố nào đó trong môi trường.
Một số bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính sẽ tiến triển thành viêm xoang mạn tính trong đó các polyp (khối u lành tính) ở mũi gây bít tắc các xoang.
Không thể chữa khỏi viêm xoang mạn tính, nhưng có thể dùng thuốc corticoid để làm giảm polyp. Đôi khi có thể phải mổ cắt những polyp này trong bệnh viện nếu thuốc không có tác dụng.

3. Giọng trầm/yếu: Bệnh tuyến giáp

Thay đổi trong giọng nói thường đồng nghĩa với điều gì đó không ổn ở tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp có thể dẫn đến mất cân bằng hoóc môn, tác động xấu lên giọng nói. Hay gặp nhất là giọng trầm xuống.
Ở người lớn, nhược giáp – hệ quả của tiết không đủ hoóc môn tuyến giáp - có thể là do nhiều bất thường khác nhau và dẫn đến giọng trầm khàn.
Bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp cũng có thể thấy giọng nói của mình bị yếu đi. Nếu tuyến giáp hoặc khối u ở tuyến giáp chèn ép vào dây thần kinh thanh quản, gây quặt ngược thì có thể dẫn đến liệt dây thanh âm. Cũng có thể xảy ra tình trạng khó thay đổi âm vực, phản ánh tổn thương dây thần kinh thanh quản trên.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể bị tổn thương dây thần kinh, thường chỉ ở một bên, dẫn tới liệt một bên thanh quản, do đó chỉ còn một dây thanh âm cử động. Giọng nói sẽ trở thành thì thào như tiếng huýt gió.
4. Giọng yếu, đều đều: Bệnh Parkinson
Giọng nói với âm sắc nhỏ và cuối cùng trở thành đều đều đơn điệu có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson.
Khoảng 90% bệnh nhân Parkinson có sự thay đổi về giọng nói.
Bệnh nhân Parkinson thường khó tự theo dõi và hay nghĩ rằng mình đã nói đủ to và đủ biểu cảm, nhưng khi thoát ra ngoài giọng nói hóa ra lại rất mờ nhạt và đơn điệu.
5. Giọng khàn: Ung thư thanh quản
Trong giai đoạn đầu của ung thư thanh quản, khối u ở vùng họng có thể khiến giọng nói bị thay đổi. Nguyên nhân là vì độ rung của dây thanh âm bị ảnh hưởng khi có những bất thường ở hầu họng, khiến tiếng nói trở nên khàn khàn.
Khối u lành tính chỉ chiếm khoảng 5% số khối u vùng thanh quản. Tuy nhiên, khàn giọng cũng có thể là do viêm thanh quản, thường sẽ nặng lên trong ngày khi bạn bị ốm, và có thể kéo dài tới 1 tuần sau khi đã hết các triệu chứng.
Hãy nhớ lắng nghe giọng nói của chính mình. Có thể nó đang cố gắng nói lên điều gì đó về sức khỏe của bạn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.