Tiếp tục triển khai nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật theo hướng thực chất

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.
Toàn cảnh buổi Tọa đàm.
(PLVN) - Sau 2 năm triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL), công tác này đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Song bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Thực tiễn triển khai nhiệm vụ chuẩn TCPL – giải pháp hoàn thiện”.

Nâng cao trách nhiệm chính quyền, cán bộ cấp xã

Tham dự Tọa đàm có bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp và ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang.

Trao đổi tại Tọa đàm, bà Ngô Quỳnh Hoa cho biết, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, cùng với việc ban hành Kế hoạch số 1320/KH-BTP ngày 28/8/2021, Bộ Tư pháp đã chú trọng thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL. Trong 02 năm (2021 – 2022), Bộ Tư pháp đã tổ chức biên soạn, in ấn 9.500 cuốn Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn TCPL; biên soạn một số tài liệu pháp luật; xây dựng 04 video bài giảng điện tử theo chuyên đề hướng dẫn triển khai Quyết định số 25 và Thông tư số 09/2021/TT-BTP.

Công tác tập huấn cũng được chú trọng, từ năm 2021 đến nay, theo đề nghị của các địa phương, Bộ Tư pháp đã tổ chức 17 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL tại các địa phương. Qua theo dõi và kiểm tra, khảo sát, Bộ Tư pháp cũng đã kịp thời hướng dẫn, giải đáp các khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong triển khai công tác này.

Bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.

Bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.

Theo đánh giá của bà Hoa, công tác này đã dần đi vào nền nếp, kết quả đạt được rõ nét hơn, trách nhiệm của chính quyền và cán bộ, công chức cấp xã trong tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật hướng tới xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh cho người dân tại cơ sở tiếp tục được tăng cường gắn với tổ chức thi hành pháp luật và thực thi trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp xã theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 201/209 đơn vị cấp xã đạt chuẩn TCPL, đạt tỷ lệ 96%. Để có được kết quả này, ông Lê Anh Tuấn cho biết Sở Tư pháp đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Đáng chú ý, năm 2021 Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành 2 Chỉ thị quan trọng là Chỉ thị số 13 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở; Chỉ thị số 06 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành pháp luật, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn TCPL ở địa phương.

Cùng với đó, ông Tuấn cũng chỉ ra nhiều thuận lợi khác như: nhận thức về công tác đánh giá xã đạt chuẩn TCPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nâng cao; các quy định của Quyết định 25 và Thông tư số 09 của Bộ Tư pháp đã khá rõ, cụ thể, phù hợp hơn nên thuận tiện cho việc áp dụng và thực hiện (quy trình, tiêu chí, điểm số…). Việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2025 nói chung và thực hiện tiêu chí về xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL nói riêng đã được các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ bằng nhiều giải pháp và đạt được những kết quả quan trọng. Các điều kiện về nguồn lực, kinh phí cơ bản được bảo đảm để triển khai nhiệm vụ nói chung và chuẩn TCPL nói riêng.

Quan tâm bố trí các nguồn lực

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, công tác này vẫn còn một số khó khăn như: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến các chỉ tiêu, tiêu chí TCPL; chưa rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác này; đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã phải thực hiện nhiều nhiệm vụ; chất lượng tiêu chí ở một số cơ sở chưa thực sự bền vững, hệ thống tài liệu kiểm chứng chưa khoa học, tính thuyết phục chưa cao…

Ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang.

Ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang.

Từ kết quả của tỉnh Bắc Giang và kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL năm 2022 trên cả nước (có 10.086/10.596 đơn vị cấp xã đạt chuẩn TCPL, đạt 95.2%), bà Ngô Quỳnh Hoa vẫn thẳng thắn nhìn nhận tỷ lệ cao như vậy nhưng chưa thực sự phản ánh được thực chất kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu về TCPL tại cơ sở, chưa thực sự đạt được mục tiêu đề ra.

Qua theo dõi, kiểm tra của Bộ Tư pháp cho thấy trên thực tế việc triển khai các tiêu chí TCPL còn có những tồn tại, hạn chế: Việc tổ chức thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu; chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu tại một số nơi còn hình thức, không có đầy đủ tài liệu kiểm chứng kết quả thực hiện; chưa phát huy được hết vai trò, trách nhiệm của thành viên Hội đồng đánh giá chuẩn TCPL; nhân lực đảm nhiệm công tác này còn kiêm nhiệm…

Vì vậy, để công tác này trong thời gian tới thực chất, hiệu quả hơn, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như có các biện pháp xử lý đối với các trường hợp đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn chưa đảm bảo theo quy định. Đồng thời, tiếp tục truyền thông, nâng cao nhận thức; bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xã hội hóa, thu hút đội ngũ có kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ; tiếp tục rà soát, đánh giá, hoàn thiện thể chế đảm bảo công tác này đáp ứng tốt hơn yêu cầu, bối cảnh của thực tiễn. Cùng với đó, UBND các cấp cần quan tâm bố trí kinh phí, nguồn lực, cơ sở vật chất, chú trọng xây dựng các mô hình, địa phương điểm về chuẩn TCPL.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.