Tiếp tục tổ chức hiệu quả Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước
Ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước
(PLVN) - Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước ( TNBTCNN ) năm 2017 sau 5 năm thi hành đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy vậy vẫn còn nhưng hạn chế, khó khăn. Báo PLVN phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước về vấn đề này.

-Xin ông cho biết những kết quả nổi bật sau 05 năm tổ chức thi hành Luật TNBTCNN năm 2017?

Sau 05 năm tổ chức thi hành Luật TNBTCNN năm 2017, có thể khẳng định, hiệu quả của công tác bồi thường nhà nước trên cả nước ngày càng chuyển biến tích cực: hoạt động giải quyết bồi thường được thực hiện kịp thời hơn, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ được thực hiện nghiêm túc hơn, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan cũng được thực hiện chặt chẽ hơn với sự đồng thuận cao trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh của các cơ quan nhà nước trên phạm vi cả nước. Những kết quả nổi bật có thể kể đến như:

Về công tác triển khai, tổ chức thi hành Luật và quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, công tác này được thực hiện chủ động, bài bản, sâu sát hơn, phát huy được vai trò của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương (Bộ Tư pháp) và địa phương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Cụ thể:

Các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật được ban hành kịp thời với 01 Nghị định và 03 Thông tư của Bộ Tư pháp, bảo đảm có hiệu lực đồng thời cùng Luật, giúp đưa Luật đi ngay vào cuộc sống, không để xảy ra tình trạng có Luật nhưng phải chờ văn bản hướng dẫn.

Các giải pháp tổ chức triển khai thi hành Luật cả ở Trung ương và địa phương được triển khai đồng bộ, kịp thời, bảo đảm thống nhất nhận thức và cách thức tổ chức thi hành Luật. Ngay sau khi Luật được ban hành, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật TNBTCNN (kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ) và đã ban hành theo thẩm quyền Kế hoạch của Bộ Tư pháp về triển khai thi hành Luật TNBTCNN (ban hành kèm theo Quyết định số 1628/QĐ-BTP ngày 10/10/2017). Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan bộ, ngành, địa phương tổ chức 02 Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Luật TNBTCNN. Tại các Bộ, ngành và địa phương, việc tổ chức quán triệt, triển khai thi hành Luật TNBTCNN cho Lãnh đạo và công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước được triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, bảo đảm phù hợp với thực tế tại Bộ, ngành, địa phương, giúp cho Luật kịp thời đi vào cuộc sống.

Các hoạt động quản lý nhà nước và phối hợp liên ngành quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước được tổ chức đồng bộ, kịp thời, như công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TNBTCNN, công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường, giải đáp vướng mắc pháp luật, cung cấp thông tin hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác bồi thường nhà nước. Đặc biệt, để các hoạt động quản lý nhà nước nêu trên được triển khai hiệu quả thì thường xuyên có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương. Việc phối hợp luôn được thực hiện thực chất, trách nhiệm, tích cực và đạt sự đồng thuận cao.

Về tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường, trên cơ sở tổng hợp số liệu từ báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương, từ khi Luật có hiệu lực ngày 01/7/2018 đến ngày 30/6/2023, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường trên toàn quốc đã thụ lý, giải quyết hơn 160 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó, số vụ đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là gần 100 vụ việc với tổng số tiền nhà nước phải bồi thường trong các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là hơn 70 tỷ đồng. So với kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường theo Luật năm 2009, công tác thụ lý, giải quyết yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 đã được các cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện kịp thời, chủ động, hiệu quả hơn. Điều đó cho thấy sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan giải quyết bồi thường, đồng thời khẳng định hiệu quả của việc thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 trong hơn 05 năm qua.

-Qua tổng hợp, theo dõi kết quả tổ chức thi hành Luật trên toàn quốc, ông đánh giá như thế nào về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai Luật TNBTCNN năm 2017?

Về những thuận lợi:

Trước hết, phải nói đến sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo các Bộ, ngành, Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đối với công tác bồi thường nhà nước. Chính vì vậy mà các hoạt động triển khai và tổ chức thi hành Luật TNBTCNN trên cả nước đã được triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, đó là sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các cơ quan ở Trung ương và địa phương trong quá trình tổ chức thi hành Luật. Nhờ đó, quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước được thực hiện thuận lợi hơn, hiệu quả hơn; việc giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường cũng được nhanh chóng hơn và bảo đảm đúng quy định của pháp luật; một số vụ việc phức tạp đã được các cơ quan cùng phối hợp trao đổi, thống nhất quan điểm áp dụng pháp luật để cơ quan giải quyết bồi thường giải quyết dứt điểm, bảo đảm đúng quy định.

Thứ ba, nhiều kinh nghiệm, bài học được rút ra từ giai đoạn thi hành Luật năm 2009 trước đây đã được các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan giải quyết bồi thường vận dụng, phát huy để tổ chức thi hành Luật năm 2017 hiệu quả hơn.

Thứ tư, sự phát triển của nền kinh tế - xã hội ngày càng cao, trình độ, nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật của các cá nhân, tổ chức cũng ngày được nâng lên đáng kể. Vì vậy, nhiều cá nhân, tổ chức bị thiệt hại bởi người thi hành công vụ đã hiểu rõ quy định của pháp luật về TNBTCNN, từ đó thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường đúng pháp luật hơn, góp phần đẩy nhanh tiến độ thụ lý và giải quyết yêu cầu bồi thường của cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường.

Về những khó khăn:

Thời gian qua việc triển khai, tổ chức thi hành Luật vẫn gặp một số hạn chế, tồn tại như: Một số địa phương chưa thực sự chú trọng công tác tập huấn, tuyên truyền về pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cán bộ, công chức nên thực hiện công tác này chưa thường xuyên hoặc còn hình thức, hiệu quả chưa cao; công tác hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước tại các địa phương còn lúng túng; công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có lúc, có nơi chưa có sự chủ động, thường xuyên; cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại một số địa phương chưa nắm bắt được toàn diện, thực chất tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường phát sinh trên địa bàn quản lý của mình; sự hạn chế về số lượng và năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ công chức phụ trách công tác bồi thường nhà nước chưa cao.

- Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác bồi thường nhà nước, đặc biệt là hiệu quả giải quyết các vụ việc bồi thường nhà nước trong thời gian tới, theo ông, chúng ta cần tập trung vào những giải pháp nào?

Thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bồi thường nhà nước nói chung, hiệu quả giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường nói riêng, với vai trò là Thủ trưởng đơn vị tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và thực hiện công tác này, tôi cùng tập thể lãnh đạo Cục xác định một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tổ chức thực chất, hiệu quả Kế hoạch sơ kết 05 năm tổ chức thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 được ban hành theo Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; tổng hợp, đánh giá, nghiên cứu hoàn thiện thể chế về pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để khắc phục những bất cập, vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn thi hành Luật và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025.

Thứ hai, tiếp tục tổ chức hiệu quả Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành thông qua một số giải pháp như: tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; công tác phối hợp giữa Bộ Tư pháp với VKSNDTC, TANDTC, các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức thi hành Luật TNBTCNN; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Cục Bồi thường nhà nước đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt. Trong đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị thực hiện ngày càng hiệu quả hơn trong nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội khóa XIV tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII, các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường cần đẩy mạnh tiến độ thụ lý, giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường đã đủ điều kiện và thực hiện nghiêm quy định về xem xét trách nhiệm hoàn trả, xử lý kỷ luật (nếu có) đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại./

-Trân trọng cám ơn ông!

Đọc thêm

Chi bộ Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025–2030

Chi bộ Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025–2030
(PLVN) -Ngày 24/6/2025, Chi bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025–2030. Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, nhằm tổng kết, đánh giá kết quả lãnh chỉ đạo trong nhiệm kỳ qua, đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Sở Tư pháp Bình Thuận báo công và dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Bộ Tư pháp

Sở Tư pháp Bình Thuận báo công và dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Bộ Tư pháp
(PLVN) - Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và hướng tới Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, Đoàn công tác của Sở Tư pháp – Hội Công chứng viên tỉnh Bình Thuận phối hợp cùng Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức chương trình về nguồn thăm viếng, báo công và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp tại thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang vào sáng ngày 21 tháng 6 năm 2025 theo Kế hoạch số 289/KH-STP ngày 05/6/2025 của Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận.

Già làng Vì Văn Xồm và hành trình vận động người dân bỏ cây thuốc phiện, xây dựng bản làng văn minh

Già làng Vì Văn Xồm và hành trình vận động người dân bỏ cây thuốc phiện, xây dựng bản làng văn minh
(PLVN) -  Nhiều thập niên qua, ông Vì Văn Xồm (SN 1964), Bí thư Chi bộ Nà Đít (xã Chiềng On, huyện Mai Châu, tỉnh Sơn La) đã cống hiến cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Ông là người gương mẫu trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời là tuyên truyền viên tích cực trong việc phổ biến pháp luật nơi biên giới xa xôi của Tổ quốc.

Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 24/6, với 407/423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 85,15% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Một số điểm mới nổi bật của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

Quang cảnh phiên họp thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, có rất nhiều điểm mới nhằm kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập của Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành, góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Từ “xin - cho” sang “đồng hành - kiến tạo”

Ảnh minh hoạ (Ảnh: hanoimoi.vn).
(PLVN) -  Hội thảo “Khơi thông nguồn lực - Bứt phá phát triển kinh tế tư nhân (KTTN)” vừa được UBND Hà Nội tổ chức, không chỉ thu hút sự chú ý của dư luận Thủ đô, mà của cả nước. Được tổ chức nhằm triển khai Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KTTN, Nghị quyết 138/NQ-CP của Chính phủ về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW; những ý kiến đóng góp, giải pháp, hiến kế được nêu ra tại Hội thảo không chỉ hữu ích với Hà Nội, mà còn để các tỉnh, thành học hỏi.

Đảng bộ Cục THADS Nghệ An: Bản lĩnh, đổi mới, quyết tâm vì mục tiêu chính trị nhiệm kỳ mới

Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ UBND, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An trao quyết định chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ Cục THADS Nghệ An nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(PLVN) -  Chiều 23/6, Cục Thi hành án dân sự (THADS) Nghệ An long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ Cục nhiệm kỳ 2025 – 2030 với sự tham gia của 42 đảng viên trong các chi bộ trực thuộc Cục. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Bí thư Thường trực Đảng bộ UBND tỉnh, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ông Bùi Thanh An và các đại biểu đến từ các cơ quan đảng.

Bạc Liêu: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bạc Liêu: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số
(PLVN) - Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bạc Liêu thời gian qua đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã, phường, thị trấn có đông đồng bào sinh sống. Đồng thời, Trung tâm phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương tổ chức các đợt truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng.

Hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng hiện đại, khả thi

Các đại biểu tại Tổ 13 thảo luận về dự án Luật.
(PLVN) - Sáng 23/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự. Qua thảo luận, các đại biểu bày tỏ hoàn toàn tán thành sự cần thiết ban hành Luật; nhấn mạnh, đây là một bước đi đúng đắn, cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như xu thế hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Khánh Hòa tiên phong hoàn thành kết nối hệ thống hộ tịch điện tử theo mô hình chính quyền hai cấp

Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hộ tịch tại Sở Tư pháp Khánh Hòa
(PLVN) - Khánh Hòa vừa ghi dấu ấn nổi bật khi trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn tất kiểm thử tích hợp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đây là kết quả thể hiện rõ tinh thần chủ động, sự phối hợp hiệu quả và quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số và cải cách hành chính theo định hướng của Trung ương và Chính phủ.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết về xử lý vướng mắc do pháp luật trình Quốc hội thông qua

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Cuối phiên họp, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.

Nghị quyết về xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật: Kiến nghị đẩy sớm thời gian có hiệu lực

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp sáng 23/6
(PLVN) - Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật sáng 23/6, các đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành cao với việc ban hành Nghị quyết với các nội dung như Tờ trình và dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình; đồng thời đề nghị Quốc hội cho phép Nghị quyết có hiệu lực ngay từ ngày Quốc hội thông qua để các cơ quan có đủ thời gian tập trung cho công tác rà soát, xử lý, tháo gỡ những điểm nghẽn của pháp luật.