'Tiền không có chứ cơ chế thì tạo được cho TP HCM phát triển'

Nhiều kiến nghị đã được TP HCM đưa ra trong buổi làm việc với Thủ tướng.
Nhiều kiến nghị đã được TP HCM đưa ra trong buổi làm việc với Thủ tướng.
(PLO) - Tại buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM chiều 27/6 về tình hình kinh tế - xã hội TP và một số vấn đề khác để tạo điều kiện cho TP phát triển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của TP với vị thế đầu tàu kinh tế của đất nước. “TP HCM chỉ chiếm 0,6 diện tích cả nước, 6,6% dân số nhưng lại chiếm tới 22% GDP, 30% ngân sách của cả nước”, Thủ tướng dẫn chứng. 

Tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành giải quyết ngay các kiến nghị của TP, tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho TP phát triển bởi sau hơn 40 năm giải phóng, TP HCM luôn đi đầu, dẫn trước trong sự nghiệp đổi mới, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước vào phát triển kinh tế - xã hội.

“Mỗi lần vào TP là tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho TP phát triển chứ không phải chúng ta vào bó lại sự phát triển của TP. Chúng ta phải đổi mới chính sách, cơ chế trong phạm vi pháp luật và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, trong đó có Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phát triển TP HCM. Tiền thì không có chứ cơ chế thì tạo được cho TP phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Phong (Chủ tịch UBND TP HCM) đã kiến nghị 7 vấn đề quan trọng liên quan đến việc phân cấp, ủy quyền; cơ chế tài chính đặc thù; tổ chức bộ máy; đầu tư kết cấu hạ tầng; xử lý nhà đất do các cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn; địa điểm đặt trụ sở Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam; đảm bảo an ninh trật tự.

TP HCM kiến nghị phân cấp cho TP thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh một số ngành, lĩnh vực cho phù hợp với tình hình địa phương như phí và lệ phí, xử lý vi phạm hành chính, tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ viên chức.

TP HCM cũng kiến nghị phân cấp ủy quyền cho UBND các quận, huyện trong việc thẩm định, phê duyệt phương án nhà chung cư hư hỏng nặng, tiềm ẩn nguy hiểm và đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12.

TP còn kiến nghị Thủ tướng chấp thuận giữ nguyên tỷ lệ phần trăm để lại cho ngân sách TP như hiện nay là 23% kể từ năm ngân sách 2017 và ổn định trong 10 năm, để tạo điều kiện cho TP chủ động xây dựng kế hoạch tài chính trung - dài hạn.

Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận việc đặt trụ sở chính của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (trên cơ sở hợp nhất Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP HCM) tại TP HCM, thúc đẩy vai trò đầu tàu kinh tế, tác động lan tỏa tạo sức đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Về đảm bảo an ninh trật tự, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các ngành liên quan tháo gỡ những vướng mắc trong việc lập hồ sơ người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để hạn chế nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Cho phép lực lượng công an được áp dụng cơ chế đặc thù về tăng cường biên chế, đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và các chế độ chính sách của cán bộ, chiến sĩ ngang tầm với quy mô địa bàn trọng điểm và đặc điểm phức tạp của TP HCM...

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.