Thụy Điển chờ kết quả ADN của nghi phạm khủng bố

Hai ngày sau vụ tấn công hụt ở Stockholm, Thụy Điển, các nhà điều tra gần như xác định được danh tính người đàn ông thiệt mạng. Người này tên là Taymour Abdelwahad, có vẻ lịch sự, từng theo học ở Anh.

Hai ngày sau vụ tấn công hụt ở Stockholm , Thụy Điển, các nhà điều tra gần như đã xác định được danh tính người đàn ông thiệt mạng, chỉ chờ kết quả xét nghiệm ADN của anh ta. Người này tên là Taymour Abdelwahad, có vẻ lịch sự, từng theo học ở Anh.

Thụy Điển chờ kết quả ADN của nghi phạm khủng bố ảnh 1
Bức ảnh nghi phạm Taymour Abdel Wahab trên trang web Hồi giáo.

Công tố viên phụ trách cuộc điều tra Tomas Lindstrand nói: “Chúng tôi đã xác nhận được danh tính của anh ta tới 98%”.

Để khẳng định chắc chắn hơn nữa, các nhà điều tra Thụy Điển còn phải đợi kết quả phân tích AND và sự nhận dạng từ phía gia đình nghi phạm này.

Theo ông Lindstrankd, nghi phạm đánh bom tự sát có thể đã “hành động một mình”, nhưng cũng có thể nhận được sự hỗ trợ “từ trên”. “Anh ta quấn thuốc nổ quanh người, đeo một chiếc ba lô chứa một quả bom và mang theo một thứ được so sánh với một chiếc nồi áp suất”, công tố viên nói thêm.

Cơ quan tình báo Thụy Điển (Sapo) phụ trách cuộc điều tra về “tội ác khủng bố” cho biết, Cục Tình báo liên bang Mỹ (FBI) đã gửi chuyên gia tới giúp đỡ Thụy Điển điều tra các vụ nổ nói trên.

Trước đó, trang web Shumukh al-Islam của tổ chức Al-Qaeda cũng khẳng định rằng, thủ phạm gây ra hai vụ đánh bom tại Thụy Điển hôm 11/12 là Taymour Abdel Wahab, người từng sinh sống và làm việc tại Anh.

Theo thông tin từ tờ Guardian, Daily Mail và Daily Telegraph, Taymour Abdel Wahab từng học đại học và sống trong một thị trấn cách London khoảng 50km.

Hiện vợ và 3 con nhỏ của hắn hiện vẫn đang sống tại Luton . Tahir Hussain, 1 người lái taxi 30 tuổi, sống gần nhà Wahab cho biết: “Tôi thường xuyên thấy anh ta qua lại khu vực này. Anh ta có vẻ ít nói nhưng trông khá hiền lành. Tôi thực sự thấy sốc khi nghe tin về vụ việc bởi tôi không bao giờ nghĩ rằng anh ta lại có thể làm một việc khủng khiếp như thế”.

Bộ nội vụ Anh từ chối đưa ra bình luận trước những báo cáo về vụ việc. Phát ngôn viên của Bộ nội vụ Anh phát biểu trên tờ AFP: “Chúng tôi hiện vẫn giữ liên lạc với các nhà chức trách Thụy Điển. Do vậy, thời điểm này vẫn chưa phù hợp để đưa ra bình luận về cuộc điều tra vẫn còn đang diễn ra.

Dương Trang (theo BBC)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.