Thực phẩm bẩn tràn lan, trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?

ĐBQH trong phiên thảo luận về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016
ĐBQH trong phiên thảo luận về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016
(PLO) - Sáng nay, Quốc hội đã thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011-2016. Theo Báo cáo giám sát của Quốc hội để thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan quản lý nhà nước.

Trong phần đánh giá trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi chính sách pháp luật về ATTP, Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP giai đoạn 2011 – 2016 đã nêu rõ:

Để xảy ra tình trạng mất ATTP như trên, trách nhiệm chính trước tiên thuộc về các cơ quan QLNN; tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, người tiêu dùng thực phẩm trong đó trách nhiệm chính thuộc về cơ quan QLNN và doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

Báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội cũng phân tích cụ thể: Những yếu kém, hạn chế trong quản lý ATTP nêu trên là thuộc trách nhiệm của Chính phủ trong tổ chức, phân bổ nguồn lực, đặc biệt  là NSNN cho công tác ATTP và tổ chức bộ máy triển khai thực hiện; phân công, phân cấp nhiệm vụ QLNN giữa các Bộ còn có mặt chồng chéo;

Hoạt động điều phối của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương còn chưa quyết liệt; ban hành một số văn bản chỉ đạo quản lý còn chậm, giải pháp đưa ra chưa khả thi, nhiều vấn đề tồn tại chưa có biện pháp xử lý dứt điểm như vấn đề sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi…; là trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương trong việc tham mưu, đề xuất và ban hành các văn bản QPPL, có lúc, có việc chưa làm thật tốt công tác quản lý nhà nước theo sự phân công đã được quy định tại Luật ATTP.

Đối với UBND các cấp, có trách nhiệm chính trong việc để xảy ra sai phạm, yếu kém trong quản lý điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, ATTP tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý; một số địa phương còn để xảy ra các vụ ngộ độc tập thể, gây chết người trên địa bàn.

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về ATTP, điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm; có tình trạng né tránh kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước; còn có hiện tượng tiếp tay cho các vi phạm như kinh doanh hàng buôn lậu, không có nguồn gốc xuất xứ, hóa chất, phụ gia thực phẩm không thuộc Danh mục cho phép sử dụng…; đạo đức kinh doanh chưa được coi trọng. 

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cũng có trách nhiệm trong việc thực hiện giám sát, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật về ATTP; phát hiện, đấu tranh với sai phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm mất an toàn chưa được thường xuyên. 

Đối với người tiêu dùng, báo cáo nhận định:  Một phần khá lớn người tiêu dùng còn rất chủ quan với sức khỏe, vì thế dễ dãi trong sử dụng sản phẩm nông nghiệp. Có nhiều trường hợp biết sản phẩm nguy hại cho sức sức khỏe vẫn sử dụng.

Cũng theo Báo cáo của Quốc hội, trong giai đoạn từ 2011- 2016, đã có 158 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do các cơ quan trung ương ban hành; 669 văn bản các địa phương đã ban hành về ATTP. Nội dung các văn bản pháp luật ban hành về cơ bản đã thể chế hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về ATTP; nội luật hóa các điều ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia , tương đối thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành; các quy định hướng dẫn đã bám sát văn bản gốc, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý ATTP…

Các nội dung giao Chính phủ, giao Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, UBND cấp tỉnh quy định trong Luật ATTP đến nay đều đã được cụ thể hóa trong các nghị định, thông tư. 

Tuy nhiên, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về ATTP còn chậm, chưa được hệ thống hóa gây ảnh hưởng tới việc thực thi Luật; một số quy định chưa phù hợp với quản lý ATTP, tính khả thi chưa cao. Một số quy định về phân công trách nhiệm QLNN về ATTP còn chồng chéo, chưa rõ ràng, một số lĩnh vực quản lý thiếu quy định hướng dẫn cụ thể. 

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.