Thực hư tác dụng một bài thuốc chữa bệnh tâm thần

Hàng chục năm nay, lương y Hoàng Ngọc Ninh (SN 1949, ngụ xóm chợ Văn Xá, phường Hương Văn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được biết đến là vị thầy thuốc tàn tật có biệt tài chữa trị bệnh tâm thần bằng bài thuốc nam kết hợp tâm lý trị liệu.

Hàng chục năm nay, lương y Hoàng Ngọc Ninh (SN 1949, ngụ xóm chợ Văn Xá, phường Hương Văn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được biết đến là vị thầy thuốc tàn tật có biệt tài chữa trị bệnh tâm thần bằng bài thuốc nam kết hợp tâm lý trị liệu.

Lương y tật nguyền Hoàng Ngọc Ninh
Lương y tật nguyền Hoàng Ngọc Ninh

Biệt tài chữa trị bệnh điên

Theo lời lương y Ninh, ông là đời thứ tư kế thừa nghề thuốc gia truyền của tổ tiên để lại; trong đó phương pháp chữa trị bệnh tâm thần kinh phân liệt (dân gian thường gọi là bệnh điên) được xem như là món “bảo bối” vô giá mà ông đang thừa hưởng và phát huy hiệu quả. Kể về cách thức chữa bệnh gia truyền, ông Ninh khái quát ngắn gọn, muốn điều trị bệnh điên đòi hỏi phải trải qua nhiều giai đoạn trị liệu vô cùng phức tạp.

“Trước tiên ta áp dụng biện pháp tâm lý trị liệu. Hiểu nôm na là nói chuyện một cách nhẹ nhàng, bày tỏ thái độ đồng cảm với người bệnh nhằm giúp họ giảm bớt căng thẳng, dịu cơn điên. Tất nhiên người thầy thuốc phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có những mẩu chuyện tương thích, mang tính thư giãn, chia sẻ. Thời gian trò chuyện càng nhiều càng giúp người bệnh giữ được trạng thái tỉnh táo”, ông Ninh nói.

Tiếp đó, vị lương y sẽ dùng thủ thuật châm cứu bấm huyệt để kiểm soát bộ não người bệnh thông qua các huyệt đạo trên cơ thể họ. Ông Ninh giải thích việc châm cứu bấm huyệt cũng nhằm mục đích làm dịu hệ thần kinh người bệnh theo nguyên lý đông y.

Bật mí về kinh nghiệm khống chế tâm lí bệnh nhân, ông Ninh cho biết trong nhiều trường hợp cần thiết phải “gây sợ” cho người bệnh.

Ông dẫn chứng: “Dùng một chảo dầu đậu phụ đang sôi sùng sục, tôi sẽ lấy môi múc dầu ngậm vào miệng. Sau đó mồi lửa và phun thẳng vào người bệnh nhân, tất nhiên tuyệt đối không gây nguy hiểm gì cho bệnh nhân. Nhiều người bảo rằng hành động này mê tín nhưng hoàn toàn không phải. Việc phun lửa nhằm thu hút sự chú ý, đồng thời khiến bệnh nhân sợ hãi nhất thời và ngoan ngoãn nghe lời thầy thuốc”.

Sau khi đã kiểm soát được người bệnh, ông sẽ cho bệnh nhân uống thuốc “an thần định trí”, được bào chế từ 18 vị thuốc nam như châu sa mễ, củ nghệ, bột sa phàng… “Vị quan trọng nhất của bài thuốc là lá và củ của một loại cây thân mềm. Từ trước đến nay tổ tiên tôi đều lưu ý rằng nhất thiết phải có loại cây này mới thắng bệnh”, ông Ninh xin phép chưa thể tiết lộ tên cây bởi yếu tố giữ bí mật gia truyền.

Thuốc “an thần định trí” có thể sử dụng ở 3 dạng sau: Sắc nước uống mỗi ngày theo công thức 3 chén nước cô lại còn một, hoặc tán mịn các vị thuốc thành bột rồi pha nước uống hai lần/ngày. Nếu kì công hơn, người bệnh cũng có thể bào chế thuốc thành những viên nhỏ để nhai (dạng hoàn); mỗi ngày tốt nhất nên ăn khoảng 15 viên thuốc. “Kiên trì uống thuốc trong vòng sáu tháng sẽ khỏi bệnh, trường hợp bệnh cực nặng sẽ thuyên giảm trông thấy. Nên lưu ý dù khi đã khỏi bệnh vẫn nên kiên trì uống thuốc liều nhẹ tránh nguy cơ tái phát bệnh về sau”, ông Ninh căn dặn.

Ngoài ra bệnh nhân bị chứng tâm thần phân liệt cần kiêng cữ tối đa thức ăn cay, nóng; tuyệt đối không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và tránh lao động trí óc quá mức gây căng thẳng thần kinh. Với kinh nghiệm hơn 40 năm hành nghề, ông Ninh cho biết trong quá trình chữa trị bệnh tâm thần, phương pháp tâm lí trị liệu tuy đơn gian nhưng lại đóng vai trò mấu chốt quyết định thành bại.

“Suy cho cùng, bệnh tâm thần đều do thần kinh của người bệnh bị căng thẳng, ức chế quá mức kéo dài dẫn đến bệnh lý. Do vậy việc mọi người xung quanh thường xuyên trò chuyện, vui chơi với người bệnh sẽ giúp họ dần lấy lại sự cân bằng tâm lý. Chỉ cần làm tốt khâu này, bệnh tình ắt thuyên giảm nhanh chóng”, ông Ninh chia sẻ kinh nghiệm.

Thuốc “an thần định trí” gia truyền được ông Ninh bào chế
Thuốc “an thần định trí” gia truyền được ông Ninh bào chế

Lương y đặc biệt  

Ở phường Hương Văn, người dân vẫn quen gọi ông Ninh với cái tên thân thiện “thầy thuốc đi xe ba bánh”. Gọi vậy bởi ông Ninh bị bại liệt hai chân phải đi nạng từ năm bảy tuổi. Ông tâm sự, hồi nhỏ sau một cơn đậu mùa, do bị tiêm thuốc quá liều nên hai chân bị liệt, dù gia đình đã cố gắng chạy chữa khắp nơi nhưng hai chân không thể nào bình phục như cũ. Tuy vậy, cậu bé không hề nản chí mà quyết tâm thay đổi số phận bằng chính đôi chân tật nguyền. “Lớn lên tôi học may vá bởi công việc vừa nhẹ nhàng lại chỉ ngồi một chỗ. Cũng thời gian này tôi phụ giúp cha bốc thuốc, khám bệnh nên học nghề y luôn lúc nào chẳng hay”, ông Ninh mỉm cười trải lòng.

Có lẽ nhờ được thừa hưởng tố chất nghề y từ cha nên ông vào nghề rất nhanh, đến năm 20 tuổi đã có thể khám bệnh, bốc thuốc độc lập, chuyển nghề thợ may sang nghề thuốc đến tận bây giờ. Lại nói đến bí truyền bài thuốc chữa bệnh tâm thần phân liệt, ông Ninh tự tin đáp rằng đã áp dụng “bí quyết” chữa trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân khắp nơi.

Nhắc lại kỉ niệm trong nghề, ông Ninh nhớ mãi lần “chết hụt” cách đây hơn 10 năm khi đang chữa trị cho một bệnh nhân người địa phương: “Hôm đó anh ta hung hăng cầm dao phay đòi giết tôi. Dẫu sợ đến xanh mặt nhưng tôi vẫn cố điềm tĩnh dùng lời ngon ngọt dỗ dành người bệnh. Những trường hợp như thế nếu hốt hoảng khống chế người bệnh, đôi khi khiến họ trở nên hung hãn hơn. Hơn nữa tôi đi nạng thì làm sao chạy được, may mà giúp anh ta trấn tĩnh được. Người bệnh kia nay đã khỏi hẳn và có công việc ổn định, thi thoảng anh ta vẫn gọi điện thăm hỏi”.

Điều đáng quý nữa là ông Ninh chữa bệnh không bao giờ đòi hỏi tiền công, nhiều vị thuốc dễ tìm ông hướng dẫn luôn cho người nhà bệnh nhân tự kiếm lấy, sau đó bào chế giúp. Với những bệnh nhân nghèo, ông sắp xếp luôn chỗ ăn ở tại nhà mình để tiện bề trị liệu, chấp nhận lỗ tiền thuốc lẫn công.

Cảm động hơn khi biết rằng vợ ông, bà Huỳnh Thị Phức (SN 1948) vốn là bệnh nhân bị chứng tâm thần phân liệt được ông chữa trị thành công. Vừa mang ơn, vừa cảm thông cho con người tật nguyền nhưng giàu lòng nhân ái, bà tự nguyện lấy ông Ninh làm chồng.

“Làm việc thiện ắt sẽ may mắn, thanh thản. Vợ chồng tôi có 5 mặt con, nay đứa nào đứa đó đều trưởng thành đàng hoàng. Đó mới là món quà lớn nhất cuộc đời ban tặng”, vợ chồng vị lương y tật nguyền kể chuyện.

Tâm thần phân liệt hay còn gọi bệnh điên là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển ngày càng nặng và có xu hướng trở thành bệnh mãn tính. Bệnh biểu hiện bằng những ý nghĩ sai lệch, dị kỳ, không phù hợp với thực tế (rối loạn tư duy này gọi là chứng hoang tưởng).

Bệnh tâm thần phân liệt khá phổ biến trên thế giới, ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh 0,3 - 1% dân số. Bệnh có thể chữa được hoặc thuyên giảm nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hợp lí.

Mai Long

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...