Thúc đẩy Mobile – Money: Nhà mạng muốn kết nối vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư

Dịch vụ Mobile - Money qua thời gian thí điểm cho thấy hiệu quả nhất định.
Dịch vụ Mobile - Money qua thời gian thí điểm cho thấy hiệu quả nhất định.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau hơn 6 tháng triển khai thí điểm dịch vụ Mobile - Money, đã có hơn 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng, trong đó 60% đến từ khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. Để thúc đẩy hình thức thanh toán không có tài khoản ngân hàng này, các nhà mạng mong muốn được kết nối vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC).

Đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân

Số liệu vừa được Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố. Cùng với con số hơn 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vu, số liệu thống kê còn thay cho thấy, có hơn 3.000 điểm kinh doanh được thiết lập, trong đó: số lượng điểm kinh doanh thuộc vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo chiếm 30% (khoảng gần 900 điểm). Tính đến cuối tháng 3/2022, đã thiết lập được hơn 12.800 đơn vị chấp nhận thanh toán, trong đó chủ yếu là các đơn vị cung ứng dịch vụ thiết yếu như điện, nước, giáo dục…, tổng số lượng giao dịch đạt hơn 8,5 triệu với tổng giá trị hơn 370 tỷ đồng.

Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán đánh giá, việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile - Money đã đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, nhất là nhóm người dân chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ đã và đang đi vào cuộc sống.

Là một trong ba DN triển khai thí điểm Mobile - Money, ông Trương Quang Việt, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel khẳng định, đây là một trong những bước đi quan trọng nhất trong “hành trình vạn dặm”, đóng vai trò kéo gần khoảng cách giữa các đối tượng trong xã hội, nối liền và thúc đẩy dòng chảy giao thương trên cả nước.

Sau 4 tháng chính thức triển khai nhà mạng này đã có tới 70% thuê bao kích hoạt tài khoản Tiền di động trên Viettel - Money đều ở các vùng sâu, vùng xa; trung bình mỗi thuê bao phát sinh tới 10 giao dịch chuyển tiền, mua bán trực tuyến.

Khẳng định Mobile - Money có rất nhiều tiện ích, ông Nguyễn Văn Tấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ viễn thông VNPT (VinaPhone) cho rằng, để người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa dễ sử dụng thì vấn đề đầu tiên là cần phải đơn giản trong sử dụng.

Số liệu từ VNPT tính đến hết tháng 3/2022 cho thấy, tổng số khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ nhưng không thành công do không đáp ứng các yêu cầu tại VNPT-Media là 156.351 người, chiếm 30% tổng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ.

Tiếp tục gỡ khó

Để tiếp tục phát triển dịch vụ Mobile - Money trong thời gian tới, đại diện VinaPhone kiến nghị, xem xét cho phép thuê bao di động không cần thực hiện định danh lại, đồng thời không cần đáp ứng yêu cầu đã sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile -Money (do nhà mạng đã thực hiện định danh, xác thực theo các quy định về đăng ký thuê bao di động). Đồng thời, cho phép khách hàng sử dụng Mobile -Money thực hiện thí điểm có thể chuyển/nhận tiền với nhau. “Nếu như nhà mạng tiếp cận được nguồn CSDLQGVDC thì khách hàng không cần nhiều bước phức tạp mà có thể sử dụng Mobile-Money ngay” - ông Tấn đề xuất.

Đồng tình với đề xuất này, bà Phạm Minh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone cho rằng, việc cho phép các nhà mạng kết nối vào CSDLQGVDC để việc đăng ký không sai so với Chứng minh thư nhân dân cũ. Bà Tú đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước có những công cụ hỗ trợ nhà mạng tuyên truyền rộng rãi, cũng như có những chính sách mở tài khoản Mobile.

Đại diện Viettel, ông Trương Quang Việt đề xuất đẩy mạnh các hoạt động giải ngân, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho nhóm đối tượng yếu thế, người dân ở vùng sâu, vùng xa thông qua tài khoản tiền di động. Để tiền di động vừa là phương thức vừa là động lực cải thiện kinh tế người dân, kích thích sử dụng và đưa tiền di động đến gần hơn với đời sống.

Trước đề xuất về việc cho phép các nhà mạng kết nối vào CSDLQGVDC, ông Phan Đức Hiệp, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân (CCCD) (Bộ Công an) cho biết, Bộ đã chủ trì làm việc với các nhà mạng xây dựng quy trình, quy chế phối hợp để triển khai thực hiện kết nối làm sạch thuê bao di động, giải quyết tình trạng sim rác trên nền tảng dữ liệu dân cư, cấp tài khoản Mobile - Money, cấp sim chính chủ gắn với việc cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân.

Đại diện Bộ Công an cũng cho biết, Bộ đang triển khai thí điểm việc xác thực thẻ CCCD thật/giả, xác thực thông tin cơ bản, thông tin sinh trắc với dữ liệu được lưu trữ trong chip của thẻ CCCD nhằm tránh các rủi ro, gian lận trong hoạt động tài chính, ngân hàng, viễn thông, công chứng và các giao dịch dân sự, thủ tục khác. “Các nhà cung cấp dịch vụ Mobile - Money cần thiết tích hợp giải pháp này nhằm tránh các rủi ro trong hoạt động xác minh tài khoản qua ứng dụng trực tuyến và các quầy giao dịch, điểm tiếp nhận trực tiếp” - ông Hiệp nhấn mạnh.

Ghi nhận những vướng mắc của DN, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán Lê Anh Dũng cho biết, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Công an theo dõi, bám sát, đánh giá tình hình triển khai thí điểm Mobile - Money; hướng dẫn, giải đáp vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai của DN. Đồng thời khẳng định, nguyên tắc “không thỏa hiệp” của NHNN là phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là vấn đề bảo mật; phải bảo vệ an toàn tài chính (eKYC, phòng chống rửa tiền…) “Mobile - Money hoạt động như dịch vụ tài chính thì phải tuân thủ các nguyên tắc trên” - Đại diện NHNN nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Các video trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy những robot hình cầu chạy bằng AI tuần tra đường phố cùng cảnh sát, phát hiện và ngăn chặn tội phạm. (Hình ảnh: X)

Robot có khả năng bắt tội phạm tại Trung Quốc

(PLVN) - Trung Quốc gây chú ý toàn cầu với việc thử nghiệm robot hình cầu tự động RT-G, được trang bị súng bắn lưới, hơi cay, bom khói và công nghệ nhận diện khuôn mặt. Đây là bước tiến mới trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tăng cường an ninh công cộng.

Đọc thêm

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Tọa đàm 'An toàn thông tin trong kỷ nguyên số': Bàn giải pháp bảo vệ thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp

An toàn, an ninh mạng là tiền đề, động lực để DN Việt phát triển sản phẩm, giải pháp. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Hôm nay (27/11), tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM), Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) tổ chức Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Báo PLVN ghi nhận một số ý kiến về thực trạng an toàn thông tin (ATTT) trong nền kinh tế số và những giải pháp nhằm bảo vệ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)… khi tham gia vào nền tảng này.

Sản phẩm protein từ men vi sinh giành giải Nhất Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia đã diễn ra tại TP Hải Phòng. Kết quả chung cuộc, YEAST ERA đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân của Cuộc thi, đội đoạt giải nhì và giải ba lần lượt là ENFARM và TUBUDD

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới (Ảnh: TechSpot)
(PLVN) - Các tin tặc Nga đã phát triển một kỹ thuật tấn công mạng tinh vi, cho phép chúng xâm nhập vào mạng WiFi của mục tiêu từ xa mà không cần tiếp cận trực tiếp. Kỹ thuật này, được gọi là "tấn công láng giềng gần nhất", đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh mạng.

Robot hình người của Trung Quốc nâng được 16kg mỗi tay

Robot hình người Trung Quốc mới nâng được 16kg mỗi tay. (Ảnh: Shanghai Kepler Robotics)
(PLVN) - Shanghai Kepler Robotics của Trung Quốc đang gây chú ý với dòng robot hình người Forerunner tiên tiến. Mẫu robot mới nhất, Forerunner K2, với khả năng nâng vật nặng đáng kinh ngạc và trí tuệ nhân tạo vượt trội, hứa hẹn sẽ sớm có mặt tại các nhà máy, kho bãi và nhiều lĩnh vực khác.

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Việt Nam đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. (Ảnh: T.A)
(PLVN) -  Việt Nam đang ưu tiên phát triển trợ lý ảo cho từng cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan sẽ có trợ lý ảo của mình, tiến tới mỗi công chức có một trợ lý ảo. Việt Nam cũng đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.