Thuận lợi, khó khăn nào chờ ngành Nông nghiệp

Ngành Nông nghiệp đang có nhiều sự phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu 50 tỷ USD
Ngành Nông nghiệp đang có nhiều sự phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu 50 tỷ USD
(PLVN) - Vượt qua nhiều khó khăn, ngành Nông nghiệp năm 2019 vẫn thu về 41,3 tỷ USD, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao. Ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu của nông nghiệp nước nhà, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng ngành sẽ đạt 50 tỷ USD trong tương lai gần.

Vượt khó khăn, duy trì đà tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, với sự cố gắng vượt bậc của của hệ thống chính trị, sự đồng sức, đồng lòng của các thành phần kinh tế, từ doanh nghiệp (DN), hợp tác xã đến bà con nông dân, năm 2019 ngành Nông nghiệp vẫn có kết quả tổng quan, dù không trọn vẹn nhưng rất tích cực.

Trong hoàn cảnh tác động của dịch tả lợn châu Phi, nông nghiệp đạt tỷ lệ tăng trưởng 2,2% (giảm 1,1%); Xuất khẩu (XK) nông sản thu về 41,3 tỷ USD, kết quả cao nhất từ trước tới nay trong một bức tranh toàn cầu cạnh tranh ngày càng lớn…

Cũng trong năm 2019, ngành Nông nghiệp ghi nhận sự đầu tư của DN vào nông nghiệp tăng cao cả về chất và lượng. Năm 2019 thành lập mới 2.756 DN, tăng 25,3% so với năm 2018, nâng tổng số DN trực tiếp đầu tư vào nông nghiệp lên 12.581 DN.

Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các DN nhỏ và vừa, một số tập đoàn, DN lớn đã mở rộng đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như TH, Vinamilk, Đồng Giao, Nafoods, Dabaco, Masan… 

Một trong những nét mới trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp ở các địa phương là việc xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị ngày càng phát triển. 

Ông Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hiện đạt 70.000ha; đồng thời đẩy mạnh thâm canh các loại cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su... với tổng diện tích 70.000ha. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng lòng hồ, hiện đã có 9.600 lồng cá với sản lượng 6.500 tấn. 

Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị cũng là hướng đi của tỉnh Bắc Giang. Năm 2019, tuy sản lượng vải thiều giảm, dịch tả lợn châu Phi bùng phát, tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp có giảm nhưng giá trị tăng thêm của ngành lên tới 520 tỷ đồng. Thời gian tới, Bắc Giang tiếp tục phát huy các sản phẩm thế mạnh của địa phương như vải thiều, gà đồi... 

Còn nhiều thách thức

Bên cạnh những nỗ lực vượt khó trong năm 2019, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế và nhiều thách thức cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. 

Đó là cơ cấu lại nông nghiệp triển khai chưa đồng đều ở các địa phương; Việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu; Sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị chưa trở thành phổ biến, chủ đạo; Công nghiệp chế biến sâu chưa phát triển, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế còn thấp, tổn thất sau thu hoạch còn cao. 

Bên cạnh đó, tốc độ tăng kim ngạch XK có dấu hiệu chững lại do giá XK của nhiều nông sản chủ lực giảm, nhất là XK sang thị trường Trung Quốc giảm. Tiến độ để giải quyết “thẻ vàng” của EC với đánh bắt hải sản chậm. Sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, cháy rừng tiếp tục diễn ra; trong khi nguồn lực còn rất hạn chế, giải ngân vốn đầu tư công chưa cao… 

Ngoài ra, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, đặc biệt dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của ngành; quản lý an toàn thực phẩm vẫn rất khó khăn, phức tạp. 

Năm 2020, Bộ NN&PTNT xác định toàn ngành “Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh”. 

Theo đó, Bộ NN&PTNT đặt ra một số chỉ tiêu cơ bản: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành đạt từ 2,8-3%; Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản khoảng 2,9-3,05%; Kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD; Tỷ lệ che phủ rừng 42%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 59%.

Nông nghiệp hướng tới mục tiêu 50 tỷ USD

Tại Hội nghị tổng kết của ngành Nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, năm 2019, Nông nghiệp nước nhà có nhiều điểm sáng. Thủ tướng ghi nhận và tặng ngành Nông nghiệp 10 chữ: “Chủ động; Sáng tạo; Chung sức; Đồng lòng; Hiệu quả”.

Thủ tướng kỳ vọng đến năm 2025, nông nghiệp sẽ có thêm 5 nhóm mặt hàng nông sản XK có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên, để đưa Việt Nam có 15 nhóm mặt hàng nông sản có giá trị xuất 1 tỷ USD trở lên và tổng giá trị XK là 50 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và thứ 10 thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.