Thừa Thiên Huế từng bước cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Khu công nghiệp Gilimex có tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng tại Thừa Thiên Huế.
Khu công nghiệp Gilimex có tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng tại Thừa Thiên Huế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế đang dồn hết tâm lực để thúc đẩy phát triển trên mọi phương diện; trong đó hoạt động đầu tư, hỗ trợ đầu tư được cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân chú trọng thực hiện.

Nhiều dự án lớn được triển khai

Thời gian quan, đầu tư công đã góp phần không nhỏ tạo nên những cú hích mới, diện mạo mới từ hạ tầng kết nối đến cảnh quan môi trường. Nhiều công trình đầu tư công được hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thu hút đầu tư tại Thừa Thiên Huế. Trong năm 2023, đầu tư công tiếp tục được xác định là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, khi nguồn vốn đang được điều chỉnh tăng rất nhiều so với năm đầu triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn. Các cơ chế đặc thù cũng đã góp phần quan trọng đưa con số đầu tư công của tỉnh lên 6.628 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm đầu của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Nhiều chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, có tính kết nối và lan tỏa nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương được triển khai. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là các dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương; DA tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa biển Thuận An.

Ngoài ra, các DA như đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường vành đai 3, các DA thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…, cũng đang được gấp rút triển khai. Đây là những DA quan trọng, có tính kết nối liên vùng cao hứa hẹn khi hoàn thành sẽ tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, tạo điểm nhấn diện mạo cho Thừa Thiên Huế.

Trung tâm thương mại Aeon Mall đang được xây dựng tại TP. Huế, hứa hẹn có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh (ảnh Bảo Phước).

Trung tâm thương mại Aeon Mall đang được xây dựng tại TP. Huế, hứa hẹn có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh (ảnh Bảo Phước).

Không chỉ dừng lại ở các DA đầu tư công, khu vực ngoài Nhà nước cũng đang hoạt động sôi động, nổi bật với điểm nhấn là sự kiện khởi công DA Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế trong tháng 2/2023. Hàng loạt DA cũng được bám sát, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc triển khai như: DA hạ tầng khu công nghiệp Gilimex; sân golf quốc tế, khu dịch vụ phụ trợ, khu biệt thự nghỉ dưỡng tại xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang; Tổ hợp Khu dịch vụ thương mại và du lịch Phạm Văn Đồng (thành phố Huế)...

Song song với đó, nhiều DA đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, mở ra những cánh cửa mới trong thúc đẩy đầu tư khu vực ngoài Nhà nước. Chỉ tính riêng năm 2022, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư mới cho 34 DA, với tổng vốn đầu tư khoảng 21.563 tỷ đồng; và trong quý I/2023, 6 DA mới cũng được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký 916 tỷ đồng, trong đó có 4 DA FDI.

Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Để có được những thành quả đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh như vận hành hiệu quả cao tổ hỗ trợ doanh nghiệp, nghiên cứu đề xuất giải pháp cụ thể hỗ trợ hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Xây dựng chính sách ưu đãi đặc thù phù hợp với điều kiện thực tế doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tỉnh đồng thời cam kết tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi tối đa theo quy định hiện hành của Nhà nước, nhất là ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất - nhập khẩu, tiền thuê đất, thuê mặt nước… Điều này đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Bằng chứng là mới đây, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố, Thừa Thiên Huế được đánh giá tăng 2 bậc so với năm 2021 và đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng PCI năm 2022.

Bên cạnh đó, tỉnh đã phát huy hiệu quả của 4 tổ công tác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các DA. Việc tổ chức giao ban định kỳ hằng tuần, làm việc với chủ đầu tư và tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để rà soát, đôn đốc, phát hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh của từng dự án; yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu có tiến độ tổng thể, chi tiết, ký cam kết về tiến độ hoàn thành DA...đã mang lại sức nặng cho quá trình thực hiện đầu tư. Cùng với đó, tỉnh cũng yêu cầu ban chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cấp huyện ưu tiên, tập trung chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, đảm bảo sớm bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ xây lắp các DA.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, quảng bá, giới thiệu môi trường kinh doanh, chính sách và tiềm năng, cơ hội đầu tư.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện tỉnh đang đổi mới, nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Việc thu hút đầu tư phải được thực hiện trên cơ sở chọn lọc, ưu tiên các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, đảm bảo sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị và đảm bảo phát triển hài hòa giữa các vùng miền. Đẩy mạnh các DA phục vụ chương trình phục hồi kinh tế - xã hội tỉnh và định hướng xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, gắn liền công tác xúc tiến với hỗ trợ đầu tư, đẩy mạnh quá trình phối hợp giữa các ngành để đẩy nhanh quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Làng Nủ hồi sinh!

Làng Nủ hồi sinh!
(PLVN) -  Sáng 15/12, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ bàn giao nhà cho người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và tặng quà người dân Làng Nủ.

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao
(PLVN) - Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng cao được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi chú trọng thực hiện trong thời gian qua đã giải quyết những vấn đề cấp thiết, giúp phụ nữ vùng cao tự tin làm chủ được cuộc sống.

Quảng Ninh sẵn sàng cho Ngày hội toàn dân

Mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất.
(PLVN) -  Đến thời điểm này, mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất, cử tri, nhân dân đã sẵn sàng, phấn khởi chờ đón ngày hội lớn.

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tỉnh Cà Mau, mới chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.