Thừa Thiên-Huế đề nghị bổ sung quy hoạch hệ thống cảng biển tổng hợp tầm quốc gia

Cảng Chân Mây là khu bến chính của cảng biển Thừa Thiên- Huế, có vị trí chiến lược quan trọng .
Cảng Chân Mây là khu bến chính của cảng biển Thừa Thiên- Huế, có vị trí chiến lược quan trọng .
(PLVN) - Nhằm tạo điều kiện phát triển cảng biển, Thừa Thiên - Huế đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cùng đơn vị tư vấn bổ sung quy hoạch hệ thống cảng biển tổng hợp tầm quốc gia.

Cảng biển Thừa Thiên- Huế thuộc nhóm cảng biển Trung Trung Bộ, có chức năng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm cảng nước sâu Chân Mây (huyện Phú Lộc), cảng Thuận An (huyện Phú Vang) và cảng biển chuyên dụng đang xây dựng tại Điền Lộc (huyện Phong Điền).

Theo lãnh đạo các ban, ngành chức năng địa phương, cảng biển Chân Mây hiện nay là một khu chức năng quan trọng trong Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, là khu bến chính của cảng biển Thừa Thiên- Huế.

Cảng có vị trí chiến lược rất thuận lợi để phát triển thành cảng đầu mối hàng hải quan trọng của khu vực miền Trung bởi tiếp cận với tuyến QL1A, nằm giữa hai sân bay quốc tế Phú Bài và Đà Nẵng. Đây còn là cửa ngõ hướng ra biển Đông của hành lang Kinh tế Đông - Tây nối các nước Myanmar, Thái Lan, Lào.

Gần đây, bình quân hàng năm, hàng hóa qua cảng Chân Mây đạt khoảng 2,2 triệu tấn, chủ yếu là dăm gỗ, than, clinker,… xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…; số tàu du lịch qua cảng bình quân hàng năm khoảng 45-50 lượt, với lượng khách và thủy thủ khoảng 130.000-150.000 lượt khách. Cảng Thuận An có lượng hàng hóa thông qua cảng bình quân từ 300-350 nghìn tấn, chủ yếu là hàng rời, như clinker trung chuyển xuất khẩu, than nhập khẩu, cát bao, gỗ…

Theo dự báo đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án lớn đi vào hoạt động như: Nhà máy sản xuất găng tay y tế 10 tỷ chiếc/năm, sợi 800 tấn/năm; 2 dự án sản xuất ô tô với công suất khoảng 220.000 xe/năm, Nhà máy sản xuất đồ chơi Billion Max với công suất 20 triệu sản phẩm/năm,...). Dự kiến nhu cầu xuất hàng qua cảng Chân Mây là rất lớn với tổng lựợng hàng qua cảng ước khoảng 7 triệu tấn.

Do đó, nhằm tạo điều kiện phát triển cảng biển, trong giai đoạn tới, Thừa Thiên - Huế kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cùng đơn vị tư vấn bổ sung quy hoạch hệ thống cảng biển tổng hợp tầm quốc gia có cảng biển hàng hóa, container, có bến phục vụ tàu du lịch quốc tế và nhiều khu hạ tầng phụ trợ như khu tập trung xử lý chất thải khi nạo vét, bến xăng dầu, bến cảng chuyên dùng khí hóa lỏng LNG phục vụ cụm kho LNG...

Ngoài ra, đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam quan tâm, xem xét, bổ sung hệ thống cảng cạn tại trung tâm tiếp vận hàng hóa và thương mại dịch vụ đầu mối tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô với diện tích khoảng 120ha vào quy hoạch cảng cạn thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050; phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1771/QĐ-TTg ngày 05/12/2008.

Mới đây, trong chuyến làm việc tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công cho rằng, cảng biển Thừa Thiên - Huế có vị trí chiến lược rất quan trọng không chỉ với riêng tỉnh mà còn các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ. Trong đó có Cảng Chân Mây là cảng đầu tiên tiếp nhận tàu quốc khách quốc tế có trọng tải lớn.

Thứ trưởng đề nghị quy hoạch Cảng biển Thừa Thiên- Huế, trong đó cảng Chân Mây là cảng tổng hợp, container, cỡ tàu quy hoạch và các tàu lớn hơn phù hợp với cơ cấu hạ tầng cầu cảng hiện hữu; thống nhất bổ sung các cảng chuyên dụng…

Đồng thời đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên -Huế phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cùng với các cơ quan, ban, ngành liên quan sớm đầu tư cảng khách quốc tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu du khách, an toàn hàng hải trong thời gian sắp tới. 

Đọc thêm

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.