Thủ tướng thừa nhận 8 hạn chế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
(PLO) - Khẳng định trước QH rằng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nỗ lực cao nhất, tuy nhiên, Thủ tướng cũng thừa nhận 8 điểm còn hạn chế trong nhiệm kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trước QH, cử tri và Nhân dân cả nước trong phiên họp sáng nay của Kỳ họp thứ 11, QH khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh kết quả đã đạt được, Thủ tướng đã thẳng thắn chỉ ra 8 điểm còn hạn chế trong công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

1. Về lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ thừa nhận năng lực dự báo còn hạn chế nên việc xây dựng mục tiêu, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội còn chưa phù hợp, một số cơ chế, chính sách còn thiếu tầm nhìn dài hạn, tính khả thi chưa cao, phản ứng chính sách trong một số trường hợp chưa thực sự kịp thời.

Sự phối hợp chính sách và chỉ đạo điều hành trong thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế chưa thật đồng bộ, có mặt hiệu quả chưa cao.

Việc bảo đảm cân đối thu chi nhân sách nhà nước có mặt còn hạn chế chậm khắc phục tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá và những bất hợp lý trong cơ cấu chi ngân sách quản lý một số khoàn chi chưa chặt chẽ, vẫn còn nhiều lãng phí. 

Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, quản lý, sử dụng vốn vay ở một số dự án còn kém hiệu quả, khắc phục còn chậm. Thiếu nguồn lực và cơ chế chính sách hiệu quả để xử lý nhanh hơn nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng.

Việc phát triển thị trường trong nước khai thác thị trường ngoài nước, nhất là những thị trường đã có hiệp định thương mại tự do, đấu tranh với những rào cản thương mại hiệu quả chưa cao. Công tác quản lý thị trường, giá cả, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn nhiều hạn chế. 

Chậm sửa đổi bổ dung và thiếu những cơ chế, chính sách đủ mạnh để huy động, sử dụng hiệu quả cao nhất các nguồn lực và tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh…

Thực hiện các mục tiêu đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội, phát triển nhanh nguồn lực gắn liền với phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nhiều mặt còn hạn chế. Môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

Thiếu cơ chế chính sách phát huy mạnh tác động lan tỏa của các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế và tạo sự liên kết hiệu quả giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng.

Thủ tướng  cũng  thừa nhận phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và chăm lo đời sống nhân dân còn nhiều mặt hạn chế, chưa khuyến khích, huy động được nguồn lực xã hội cho phát triển. Một  số chính sách xã hội thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao, nhất là giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, sinh viên mới tốt nghiệp, giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số, bảo hiểu xã hội, an toàn lao động. Việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện phát triển y tế ngoài công lập, công nghiệp dược, quản lý y tế tư nhân, thuốc chữa bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm có mặt còn hạn chế, bất cập.

Quản lý hoạt động thông tin truyền thông, báo chí, xuất bản, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng và ngăn chặn, xử lý thông tin sai trái hiệu quả chưa cao.

2.  Về xây dựng và thực thi pháp luật, Thủ tướng nhận định: Việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật trong một số trường hợp còn chậm, lúng túng; vẫn còn một số dự án luật phải lùi, xin rút. Xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hưỡng dẫn thi hành pháp uật trong một số trường hợp còn thiếu đồng bộ, chất lượng thấp, tính khả thi chưa cao,

Thẩm định một số văn bản pháp luật còn thiếu tính tổng thể, chưa chú trọng đúngc mức việc đóng góp, tiếp thu ý kiến giám sát, phản biện xã hội trong xây dựng và thực thi pháp luật.

3. Về xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước, báo cáo của Chính phủ cho rằng bộ máy hành chính nhà nước chưa thật tinh gọn, hiệu quả, chức năng, nhiệm vụ một số cơ quan, đơn vị vẫn còn chồng chéo, chưa đủ cụ thể, chưa rõ thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân.

Tổ chức và hoạt động của chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo, chậm đổi mới, phù hợp với đặc thù. Vẫn còn những hạn chế trong phân cấp quản lý kinh tế, xã hội, chỉ đạp phối hợp giải quyết các vấn đề liên ngành liên vùng… đặc biệt là của người đứng đầu.Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Việc hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử dịch vụ công trực tuyến chưa đáp ứng yêu cầu. Quản lý và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức còn có mặt hạn chế, bất cập. ..

4. Việc lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nạn tố cáo có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều hạn chế. Phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi.

5. Việc lãnh đạo, quản lý bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội trên một số mặt, một số địa bàn còn hạn chế. Việc nắm tình hình và năng lực dự báo chiến lược, bố trí nguồn lực, gắn kết nhiệm vụ, bảo đảm quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, phát  triển công nghiệp, quốc phòng, công tác vận động quần chúng tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn lao động chưa đáp ứng yêu cầu. Bảo vệ chủ quyền biểu đảo còn nhiều khó khăn, hạn chế.

6. Quản lý công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế có mặt chưa thật chủ động, hiệu quả chưa cao. Vẫn còn những hạn chế trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, dự báo và nghiên cứu chiến lược, đối ngoại song phương và đa phương. Chưa thật chủ động phát huy nội lực và chuẩn bị các điều kiện để khai thác hiệu quả cơ hội thuận lợi trong các cam kết quốc tế. Cơ chế và năng lực phòng ngừa, giải quyết tranh chấp quốc tế, và truyền thông về hội nhập còn bất cập. Sự phối hợp, gắn kết giữa hội nhập kinh tế, quốc tế với quốc phòng, an ninh, văn hóa xã hội, ngoại giao nhân dân có mặt hiệu quả chưa cao.

7. Quan hệ phối hợp công tác giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị xã hội và TANDTC, VKSNDTC có mặt còn hạn chế. 

Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp công tác với một số cơ quan chưa được thường xuyên, việc phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh và giải quyết các kiến nghị có lúc chưa kịp thời.

8. Việc bảo đảm cho công tác giám sát QH trong một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu, việc gửi một số báo cáo tại kỳ họp QH và cơ quan của QH còn chậm, vẫn còn hạn chế trong trả lời chất vấn, thực hiện lời hứa và kiến nghị của cử tri.

“Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nỗ lực hết sức mình để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Những thành tựu, kết quả đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém trên các lĩnh vực có sự đóng góp và trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định,

Trước QH, Cử tri và Nhân dân cả nước đang theo dõi phiên truyền hình trực tiếp, Thủ tướng cảm ơn sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự giám sát của QH, sự phối hợp của các cơ quan Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, sự đồng tình, ủng hộ của đồng bào trong và ngoài nước.

Cảm ơn chính phủ, nhân dân các nước, các tổ chức quốc tế, bạn bè trên thế giới về tình hữu nghị, sự ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ quý báu đã dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân cả nước, Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ phát huy những thành tựu và kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế đổi mới mạnh mẽ, năng động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020.

Đọc thêm

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.