Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam mong muốn phát triển đột phá ngành bán dẫn

(PLVN) - Sáng 16/12, tại Tokyo, tiếp tục chương trình hoạt động song phương tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp gỡ, làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản về hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn và hệ sinh thái đi cùng, với mong muốn phát triển đột phá ngành bán dẫn của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản về hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn và hệ sinh thái đi cùng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chương trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức.

Tại cuộc làm việc, các tập đoàn như SBI Holdings, Renesas Electronics Corporation, Denso, Rapidus Corporation, Tokyo Electron Limited đã trình bày về phương hướng, các đề xuất hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn và hệ sinh thái tại Việt Nam.

Các ý kiến đại diện các Tập đoàn đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam cũng như tiềm năng hợp tác của các đối tác Việt Nam - Nhật Bản trong ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các ý kiến đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam cũng như tiềm năng hợp tác của các đối tác Việt Nam - Nhật Bản trong ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ trí tuệ nhân tạo và các ngành công nghệ cao khác. Đây là lĩnh vực quan trọng để tiếp tục cụ thể hóa, triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nhật Bản vừa được thiết lập.

Thủ tướng trình bày về các yếu tố nền tảng phát triển của Việt Nam, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về một số lĩnh vực trụ cột - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian trình bày về các yếu tố nền tảng phát triển của Việt Nam, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về một số lĩnh vực trụ cột (phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đối ngoại, quốc phòng-an ninh, văn hóa).

Theo đó, Việt Nam đang tập trung xây dựng 3 yếu tố nền tảng: (1) Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; (2) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; (3) Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (tôn trọng quy luật khách quan nhưng có sự điều tiết của Nhà nước khi cần thiết).

Việt Nam xác định rõ 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng. Đồng thời, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; coi thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Đẩy mạnh chuyển đổi số cùng với chuyển đổi xanh là hai xu thế gắn bó chặt chẽ, mật thiết, có tác động qua lại lẫn nhau.

Thủ tướng nhấn mạnh cần đào tạo và đào tạo lại để lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực bán dẫn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đòi hỏi hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại về kinh tế-xã hội nói chung (như giao thông, y tế, giáo dục…), đồng thời cần phát triển hạ tầng số.

Việt Nam cũng đang chú trọng giáo dục đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Bất cứ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi nguồn nhân lực phù hợp, đặc biệt là ngành bán dẫn đòi hỏi đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Việt Nam đã có một lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cần đào tạo và đào tạo lại để đội ngũ này trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực bán dẫn.

Thủ tướng nhấn mạnh trong quá trình phát triển nói chung và lĩnh vực bán dẫn nói riêng, Việt Nam xác định lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá. Thủ tướng lấy ví dụ, nguồn lực từ Nhật Bản đã giúp Việt Nam có thêm nhiều công trình lớn như cầu Nhật Tân (Hà Nội), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh)…

Theo Thủ tướng, việc thiết lập quan hệ "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới" là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, như Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio từng khẳng định, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là không có giới hạn.

Thủ tướng: Việt Nam mong muốn phát triển ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng đột phá, mạnh mẽ hơn, có vai trò quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị phía Nhật Bản, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực bán dẫn tăng cường hợp tác, đầu tư, phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn ở cả 3 công đoạn là thiết kế, xây dựng nhà máy sản xuất chip và đóng gói, kiểm thử. Từ đó, góp phần thúc đẩy, cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng ở châu Á và thế giới vừa được Việt Nam và Nhật Bản thiết lập.

Trong đó, chú trọng đẩy mạnh chuyển giao công nghệ; góp ý kiến xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách; đầu tư hạ tầng, xây dựng các cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm thiết kế, phát triển sản phẩm chip bán dẫn và các chương trình đào tạo kỹ sư bán dẫn tại Việt Nam; nâng cao năng lực quản trị theo hướng hiện đại…

Các đại biểu Nhật Bản tham dự cuộc gặp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn phát triển ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng đột phá, mạnh mẽ hơn, có vai trò quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam sẽ tiếp tục có các chính sách ưu tiên phù hợp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực này về thuế, đất đai…

Việt Nam luôn luôn lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp phát triển, với mục tiêu cơ chế, chính sách thông thoáng, phát triển hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm tại buổi gặp gỡ, làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản về hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn và hệ sinh thái đi cùng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục bảo đảm các yếu tố nền tảng, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, để các doanh nghiệp, tập đoàn yên tâm đầu tư tại Việt Nam và "nếu không đầu tư thì cũng yên tâm khi đến Việt Nam".

"Có thể nói, Việt Nam là nơi khu trú an toàn trong cơn bão", Thủ tướng chia sẻ với các đại biểu. Ông cho biết thêm, đến nay trong năm 2023, Việt Nam đã thu hút khoảng 30 tỷ USD vốn FDI đăng ký và đã giải ngân khoảng 20 tỷ USD.

Thủ tướng nhắc lại thông điệp "từ trái tim đến trái tim" của cố Thủ tướng Nhật Bản Takeo Fukuda khi công bố các nguyên tắc cơ bản trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với ASEAN cách đây gần nửa thế kỷ. "Từ trái tim đến trái tim" cũng là quan điểm của Việt Nam khi xây dựng, phát triển một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cũng như trong quan hệ với các bạn bè, đối tác quốc tế.

"Chúng ta không phải là những cỗ máy làm việc, mà phải luôn lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển", Thủ tướng chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Quảng trường Ba Đình

Mở rộng Quảng trường Ba Đình

(PLVN) - Bộ Quốc phòng mới công khai Quy hoạch chi tiết khu vực Dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500. Dự án nhằm bảo tồn không gian linh thiêng, tôn tạo cảnh quan kiến trúc và nâng cao chất lượng đón tiếp các hoạt động chính trị, văn hóa trọng đại.

Đọc thêm

Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đọc diễn văn Lễ kỷ niệm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Báo Tin tức và Dân tộc xin giới thiệu diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm đặc biệt này.

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Để không bị tụt lại giữa dòng thông tin số

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

'Bộ tứ trụ cột' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và trách nhiệm của nhà báo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - “Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện. Trong tiến trình thực hiện các nghị quyết ấy, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng - không chỉ là người truyền thông chính sách, mà còn là chủ thể kiến tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy sáng tạo, cổ vũ đổi mới và giám sát thực thi. Trách nhiệm xã hội của nhà báo, vì thế, không còn giới hạn trong khuôn khổ phản ánh - mà đã trở thành một phần cấu trúc của sự phát triển quốc gia.

Kiên định cốt cách người làm báo trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, hơn lúc nào hết, những người làm báo Việt Nam vẫn phải luôn giữ vững bản lĩnh cách mạng, lập trường, tư tưởng của mình. (Ảnh minh họa: shutterstock)
(PLVN) -  Trong dòng chảy và biến động mạnh mẽ của thời đại, nghề báo đang ở giữa một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa thông tin. Những chuyển động ấy không chỉ làm thay đổi hình thức tác nghiệp, phương thức truyền tải mà còn thách thức bản chất cốt lõi của nghề báo: sự trung thực, bản lĩnh và vai trò định hướng của người làm báo ở đâu? Làm sao để giữ vững giá trị của người làm báo cách mạng?

Báo Pháp luật Việt Nam nhận Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Đồng chí Lê Minh Trí - Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TANDTC phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức buổi gặp mặt một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và trao tặng Bằng khen của Chánh án TANDTC cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về TAND.

Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…

Báo Pháp luật Việt Nam nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN (thứ ba từ phải sang) nhận bằng khen do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trao tặng. Ảnh: Lam Hạnh
(PLVN) - Tại cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng giai đoạn 2020-2025.