Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phú Thọ cần đưa du lịch trở thành một phần kinh tế mũi nhọn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Đại hội.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Phú Thọ cần đưa du lịch trở thành một phần kinh tế mũi nhọn, làm động lực đòn bẩy cho các lĩnh vực khác. Cần thu hút mạnh đầu tư phát triển du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với văn hóa truyền thống, sinh thái, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa vùng đất Tổ, để đưa Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Thay mặt Bộ Chính trị, phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu tỉnh Phú Thọ sáng 27/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tích của tỉnh Phú Thọ trong nhiệm kỳ qua. Mặc dù xếp thứ 13/14 trong khu vực trung du miền núi phía Bắc về diện tích nhưng Phú Thọ xếp thứ hai về dân cư, quy mô kinh tế xếp hạng cao - đứng thứ 3/14, chỉ sau Thái Nguyên và Bắc Giang.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì mức khá cao, bình quân giai đoạn 2016 – 2020 ước đạt 7,88%; thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 65 % so với 2015. Ngành du lịch phát triển khá tốt với tổng vốn đầu tư tăng 8,8 % kế hoạch với Trung tâm du lịch như Đền Hùng, Suối Nước nóng Thanh Thủy…

Môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2019 tăng 3 bậc so với 2016. Các hoạt động văn hóa xã hội được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện. Phú Thọ có 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận  đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát xoan.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng biểu dương và chúc mừng những thành tích của Đảng bộ, của nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, Thủ tướng cho rằng, kết quả đó tạo tiền đề nền tảng quan trọng để tỉnh tiếp tục thành công trong nhiệm kỳ tới, đóng góp vào quá trình phát triển chung của cả nước.

Toàn cảnh Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 -2025.

Toàn cảnh Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 -2025.

Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập cần khắc phục của Phú Thọ như: Tăng trưởng kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; kinh tế chuyển dịch tích cực nhưng vẫn chậm; chất lượng của từng lĩnh vực cũng như sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, trình độ thấp, thiếu sự liên kết thống nhất; công nghiệp còn lắp ráp, ứng dụng khoa học công nghệ hạn chế; ngành dịch vụ chưa phát huy hết lợi thế, cơ chế khuyến khích phát triển du lịch chưa rõ nét. Trong số 7 khu công nghiệp đã được quy hoạch, chỉ có 4 khu công nghiệp đi vào hoạt động; phát triển tiểu vùng kinh tế động lực theo định hướng không gian phát triển còn hạn chế, kết nối vùng kinh tế và Hà Nội, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang còn nhiều bất cập…

Nhắc đến niềm tự hào của người dân đất Tổ, Thủ tướng đề nghị, trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Thọ cần tiếp tục cùng nhau đồng tâm hiệp lực, thực hiện cao nhất mong mỏi của Bác Hồ, đưa Phú Thọ trở thành tỉnh tiên tiến không chỉ của miền Bắc mà còn của cả nước. 

Cơ bản nhất trí với nội dung đề ra của Đại hội, Thủ tướng đề nghị Phú Thọ cần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lựa chọn và xác định mô hình tăng trưởng phù hợp để phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương; đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 để phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, là trung tâm dẫn dắt sự phát triển các tiểu vùng.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ và chính quyền thật sự là công bộc của dân. Tăng cường huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng, chiến lược cũng như khu công nghiệp, khu du lịch, dự án, công trình có tính kết nối liên vùng…; trong đó, cần đặc biệt quan tâm nâng cấp, cải thiện hạ tầng liên quan đến khu công nghiệp và đưa ra các chính sách đột phá, thu hút doanh nghiệp tiềm lực tốt vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp .

Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo Phú Thọ cần đưa du lịch trở thành một phần kinh tế mũi nhọn, làm động lực đòn bẩy cho các lĩnh vực khác. Cần thu hút mạnh đầu tư phát triển du lịch, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với văn hóa truyền thống, sinh thái, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa vùng đất Tổ, nhất là 2 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận; cần kết hợp chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội, các địa phương trong phát triển du lịch, dịch vụ và công nghiệp.

“Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Phú Thọ phải được xây dựng trên công thức của sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường”, Thủ tướng nói và đặt kỳ vọng, Phú Thọ phải có lộ trình phấn đấu giảm dần sự hỗ trợ từ Trung ương, sớm gia nhập câu lạc bộ, các địa phương tự cân đối được ngân sách trong vòng 5 năm đến.

Cùng với đó là tăng cường công tác xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị, đạo đức tổ chức cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng các cấp, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân tham gia hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Tiếp tục tăng cường giữ gìn đoàn kết nội bộ; phải hết sức kiên trì, quyết liệt trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.