Thủ tướng: Nguyện sống xứng đáng với hy sinh to lớn của đồng chí, đồng bào

Thủ tướng: Nguyện sống xứng đáng với hy sinh to lớn của đồng chí, đồng bào
"Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, chúng ta nguyện sống xứng đáng với những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng chí, đồng bào; đoàn kết một lòng xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc, sáng nay, 26/7.

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng:

Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Thưa các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

Thưa các đại biểu người có công tiêu biểu và các đồng chí.

Hôm nay, tôi rất vui mừng và xúc động đến dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2017– một sự kiện rất quan trọng trong chuỗi các hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long - Đông Đô, hồn thiêng sông núi, vang vọng lời Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi trân trọng gửi đến các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng những tình cảm sâu nặng và lời thăm hỏi ân cần, thân thiết nhất.

Thưa quý vị đại biểu và các đồng chí,

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta, biết bao thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, thương nòi, với ý chí kiên cường bất khuất và lòng thủy chung, nhân hậu đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, không quản hy sinh, xả thân gìn giữ và xây đắp non sông gấm vóc Việt Nam.

Ngày nay, đất nước đã độc lập, Tổ quốc đã thống nhất, chúng ta được sống cuộc sống hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc là nhờ có sự đóng góp, hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước, của hàng triệu người con ưu tú đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, anh dũng hy sinh, cống hiến máu xương, trí tuệ, công sức, tài sản cho sự nghiệp cách mạng cao cả. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.

Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Cách đây 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã đặt nền móng cho chính sách người có công và chọn ngày 27/7 là Ngày Thương binh toàn quốc (nay là Ngày Thương binh - Liệt sĩ).

Đời đời biết ơn sự hy sinh, cống hiến vô cùng to lớn của các anh hùng liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng. Tất cả chúng ta phải làm tốt hơn nữa công tác người có công. Công tác này trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước ta. Trong những năm qua, chúng ta đã ban hành và quan tâm bố trí nguồn lực để thực hiện nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi người có công. Hệ thống chính sách ngày càng được hoàn thiện, mở rộng đối tượng; dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nhưng mức hỗ trợ ngày càng tăng.

Đến nay, chúng ta thực hiện chính sách ưu đãi đối với hơn 9 triệu người có công với cách mạng. Trong đó, gần 1,2 triệu liệt sĩ; 127 ngàn Mẹ Việt Nam anh hùng; trên 800 ngàn thương binh, bệnh binh; hàng trăm ngàn người bị địch bắt tù đày, người nhiễm chất độc hóa học; hàng ngàn người được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến.

Các phong trào đền ơn đáp nghĩa được phát triển rộng khắp trong cả nước, với nhiều chương trình sinh động, thiết thực như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa; nhà tình nghĩa; vườn cây tình nghĩa; sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi; phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng. Sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, xã hội được nhân lên, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, tiếp tục làm sáng ngời đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. 

Đặc biệt, chúng ta trân trọng và khâm phục sự nỗ lực vươn lên của những thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, vượt qua đau thương, mất mát, chiến thắng bệnh tật, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ, tài năng để xây dựng gia đình, quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. 

Chúng ta một lần nữa nhiệt liệt chào mừng và vinh danh 700 người có công tiêu biểu đại diện cho hàng triệu người có công trên khắp mọi miền đất nước. 

Hội nghị chúng ta vui mừng được đón 19 Mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có mẹ Hoàng Thị Khuê, mẹ Nguyễn Thị Lác, mẹ Nguyễn Thanh Tùng... đại diện cho hàng trăm nghìn Mẹ Việt Nam anh hùng trong cả nước về dự. Chúng ta vô cùng xúc động được gặp các Mẹ, những người vẫn còn mang nặng trong lòng những đau thương mất mát, như lời hát: “Nước mắt mẹ không còn, vì khóc những đứa con, lần lượt ra đi mãi mãi.  Thời gian trôi qua, vết thương trên thịt da đã lành theo năm tháng, nhưng vết thương lòng, mẹ vẫn còn nặng mang...”.

Thưa các Mẹ Việt Nam anh hùng,

Những người con của các Mẹ đã ra đi mãi mãi. Từ đáy lòng, mọi người dân Việt Nam luôn tri ân và bằng tình yêu thương sâu nặng, luôn quan tâm chăm sóc, để các mẹ vẫn được nghe tiếng gọi “Mẹ ơi”.

Về dự Hội nghị hôm nay còn có 30 đại biểu đại diện cho hàng nghìn Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, với những chiến công hiển hách đã góp phần làm nên những chiến thắng hào hùng của dân tộc. 

Chúng ta vui mừng chào đón hơn 500 đại biểu đại diện cho hàng trăm nghìn thương binh, bệnh binh, những người đã anh dũng chiến đấu nơi chiến trường. Trong hòa bình, phát huy bản chất Bộ đội cụ Hồ, các anh đã hòa mình vào cuộc sống, tích cực đóng góp xây dựng quê hương, đất nước. Nhiều người đã trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học, nhà văn hóa, doanh nhân và vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng những phần thưởng và danh hiệu cao quý. Những tấm gương tiêu biểu như các anh thương binh Lê Hồng Quang, Trần Hồng Quảng được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới; anh thương binh Phạm Thanh Xuân năng động sáng tạo, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. 

Tại Hội nghị hôm nay còn có sự hiện diện của 125 thân nhân liệt sĩ, người có công đại diện cho hàng triệu gia đình người có công, trong đó có người là vợ, có người là con của liệt sĩ. Họ đã mạnh mẽ, kiên cường vượt qua khó khăn, đau thương, mất mát, nỗ lực phấn đấu học tập, lao động, như chị Trần Thị Diên, chị Lý Thị Tiếp... Nhiều người đã phát huy truyền thống gia đình, tiếp bước các thế hệ cha anh với ngọn lửa nhiệt huyết cách mạng, không ngừng phấn đấu, được Đảng, Nhà nước giao những trọng trách, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương nghị lực, ý chí vươn lên của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng mà 700 đại biểu có mặt hôm nay là những đại diện tiêu biểu. Đây thực sự là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là những tấm gương sáng, lay động lòng người, động viên, khích lệ, truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên cho mỗi chúng ta.

Thưa quý vị đại biểu và các đồng chí,

Với sự nỗ lực chăm lo của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, cùng với sự cố gắng vươn lên của chính mình, đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng được cải thiện. Đến nay, 97% số gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư nơi cư trú. 

Tuy nhiên, chúng ta chưa bằng lòng với những kết quả đã đạt được khi còn nhiều thương binh, bệnh binh vẫn bị những vết thương dày vò; nhiều liệt sỹ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính; vẫn còn những người, những gia đình chưa được hưởng đầy đủ ưu đãi... Đây là những điều day dứt trong lòng người thân và trong mỗi chúng ta. 

Với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nguyện tiếp tục chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng đầy đủ và tốt đẹp hơn. Phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. 

Tại Hội nghị hôm nay, tôi yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, xác định việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chăm lo cho người có công và gia đình người có công, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Một là, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 22/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về công tác chăm sóc người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ.

Hai là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công theo hướng mở rộng đối tượng, tăng mức hỗ trợ, bảo đảm công khai, minh bạch và phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.

Ba là, bố trí tăng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa nguồn lực xã hội, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Pháp lệnh và các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, quan tâm chăm lo y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, nhà ở... trước hết là đối với những người, những gia đình còn nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Bốn là, làm tốt hơn nữa công tác tu bổ, tôn tạo mộ, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công; đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; nhanh chóng giải quyết hồ sơ tồn đọng. Phấn đấu đến năm 2020, giải quyết cơ bản hồ sơ đề nghị xác định người có công còn tồn đọng. 

Năm là, phát triển sâu rộng các phong trào ''Đền ơn đáp nghĩa'', ''Uống nước nhớ nguồn'', "Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng''… với nhiều chương trình phong phú, thiết thực, để cùng chung tay với Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần người có công và gia đình người có công với cách mạng. 

Sáu là, thường xuyên động viên, khích lệ, kịp thời biểu dương khen thưởng các thương binh, bệnh binh, gia đình người có công phát huy truyền thống tốt đẹp, nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân đây, tôi mong các đồng chí, những anh hùng, những thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng, trong đó có 700 đại biểu tiêu biểu dự Hội nghị hôm nay, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, mãi là những tấm gương sáng về ý chí tự lực, tự cường trong học tập, công tác, lao động và sản xuất, không ngừng nỗ lực tham gia xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Thưa quý vị đại biểu và các đồng chí,

Đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu người con anh dũng đã ngã xuống. Với những hy sinh mất mát to lớn không gì bù đắp được, chúng ta càng thấm thía giá trị của độc lập, tự do, của hòa bình, thống nhất. Chúng ta kiên quyết bảo vệ những gì đã giành được, nỗ lực phấn đấu, làm hết sức mình, giữ vững độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, để con cháu chúng ta, các thế hệ mai sau được sống trong hòa bình, thống nhất, ổn định và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, chúng ta nguyện sống xứng đáng với những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng chí, đồng bào; đoàn kết một lòng xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Xin chúc các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng và toàn thể các vị đại biểu, các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn.

Tin cùng chuyên mục

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

Đọc thêm

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.